Dấu ấn thời gian qua linh vật nghê Việt
Ra mắt sách về linh vật Nghê của người Việt | |
Người Việt dùng linh vật Việt | |
Để linh vật Việt đến gần công chúng |
Triển lãm do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) phối hợp với Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Không gian Văn hóa Hoa Lư tổ chức.
Nghê là linh vật đã tồn tại từ lâu trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Nghê được khắc trên bia đá, vẽ trên đồ thờ, chạm trên kiến trúc, đắp chầu trước cổng… Nghê xuất hiện trong cung điện, lăng tẩm của các bậc vua chúa và trong không gian tôn giáo, tín ngưỡng như đình, chùa, đền, miếu…
Các hình ảnh tư liệu về nghê Việt được giới thiệu trong triển lãm |
Thời gian qua, linh vật này dường như rơi vào lãng quên và bị thay thế bởi những linh vật không phù hợp với văn hóa Việt Nam. Những linh vật ngoại lai này xuất hiện ở nhiều nơi, từ di tích đến nơi công sở, từ tư gia đến nơi công cộng, khiến không ít người nhầm lẫn cho rằng đó là linh vật của người Việt.
Cùng với các hiện vật và hình ảnh tư liệu được trưng bày, cuốn sách giới thiệu chi tiết về nghê Việt của tác giả Trần Hậu Yên Thế giúp cho người Việt hiểu rõ và phân biệt được linh vật nghê của dân tộc Việt với linh vật của các dân tộc khác |
Với tên gọi “Tư liệu linh vật nghê Việt”, triển lãm nhằm giới thiệu và quảng bá về nghê - linh vật rất quen thuộc, gần gũi với người Việt Nam, giúp phân biệt rõ hình tượng linh vật nghê của Việt Nam với các linh vật của nước ngoài. Đồng thời, nâng cao nhận thức của xã hội trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản mỹ thuật truyền thống; lành mạnh môi trường thẩm mỹ của cộng đồng, giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc.
Triển lãm trưng bày hơn 200 hình ảnh, tư liệu linh vật nghê theo các nội dung: nguồn gốc, đặc điểm tạo hình, phân loại linh vật nghê Việt, so sánh linh vật nghê Việt với linh vật một số quốc gia; nghê chốn chùa chiền; nghê chốn cung vua, phủ chúa; nghê chốn lăng tẩm, đền miếu; nghê tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám; nghê chốn đình làng và các hiện vật bảo tàng; một số phiên bản tượng linh vật nghê thế kỷ XVII tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Vua Đinh Tiên Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình).
Hiện vật nghê Việt trong không gian triển lãm |
Bên cạnh đó, triển lãm giới thiệu nét đa dạng độc đáo có một không hai của hình tượng nghê so với các biểu tượng văn hóa khác; trình diễn những sáng tạo mới mẻ việc ứng dụng hình tượng nghê trong văn hóa đương đại. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 15/2/2019.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách
Văn hóa 17/11/2024 22:09