Ra mắt sách về linh vật Nghê của người Việt
Người Việt dùng linh vật Việt | |
Chung tay khôi phục dòng tranh dân gian của Thủ đô | |
Để linh vật Việt đến gần công chúng |
Cuốn sách bắt đầu từ những con nghê ở đền Vua Đinh, Vua Lê ở cố đô Hoa Lư, sau đó mở rộng tầm nhìn đến các vùng miền khác. Nghê có mặt ở đền miếu, lăng tẩm, đình chùa, từ thường dân cho đến cả chốn hoàng cung. Cuốn sách chỉ có đôi lời bàn luận, dẫn giải còn phần lớn là cung cấp những tư liệu hình ảnh, những bản đạc họa, sơ đồ.
Sách do Nhà Xuất bản Thế giới phát hành với sự hỗ trợ kinh phí từ Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội. |
Đây là công trình nghiên cứu của TS. Trần Hậu Yên Thế và các cộng sự được bắt đầu từ 10 năm trước. 3 năm trở lại đây, kể từ khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Công văn số 2662 về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam thì nhóm tác giả càng thôi thúc sớm xuất bản sách này, bởi trong xã hội hiện nay kể cả cán bộ quản lý văn hóa ở các địa phương còn nhiều người chưa nhận dạng được các linh vật nghê, lân, sư tử … và nguồn gốc của nó, dẫn đến tình trạng sử dụng tràn lan.
TS.Đặng Thị Bích Liên- Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận xét: “Cuốn sách Phác họa nghê - gã linh vật bên rìa của họa sĩ Tràn Hậu Yên Thế bước đầu trình bày lai lịch, danh xưng, hình tướng và ý nghĩa biểu tượng của một linh vật rất thân quen trong văn hóa Việt. Đây là cuốn sách có giá trị, có nội dung hữu ích đối với những người làm công tác quản lý, nghiên cứu, cũng như giáo dục và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40