Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời” |
Ảnh minh họa |
Tuổi ấu thơ, người đầu tiên “vỡ chữ” cho tôi chính là mẹ. Tối nào cũng vậy, dưới ánh đèn vàng, bà cầm tay tôi, kiên nhẫn uốn nắn từng nét chữ tập viết trên trang vở ô-ly. Tôi yêu thích đọc sách từ nhỏ cũng do thói quen được bố mẹ đọc sách cho nghe trước khi đi ngủ. Những cuốn sách như: “Truyện cổ An-đéc-xen”, “Không gia đình”, “Thương nhớ Mười hai”, “Cổ tích Việt Nam”... đã theo tôi vào trong giấc ngủ hàng đêm.
Đến tận bây giờ, tôi vẫn mãi nhớ ngày đầu tiên đến dự buổi khai trường năm lớp 1. Tôi nắm tay mẹ tới trường với tâm trạng có chút hồi hộp, có chút hân hoan. Ngôi trường cấp I hiện ra với rực rỡ cờ hoa và thật náo nhiệt. Cô giáo ân cần dẫn tôi xếp hàng với các bạn. Đứng trong hàng, tôi ngoái đầu nhìn lại, vẫn thấy mẹ ở cuối sân trường dõi mắt theo tôi.
Hôm nào mẹ cũng đưa tôi tới lớp. Có hôm trời mưa lớn, mẹ lội nước cõng tôi qua chỗ ngập. Ra đến ngoài phố, mẹ thận trọng hạ tôi xuống. Một bác đi qua nói trêu: “Con bé này phải cố học cho giỏi để bõ công mẹ cõng đi học trời mưa nhé”.
Sau khi lấy bằng Thạc sĩ tại châu Âu, bố tôi được nước bạn mời dạy tại một số trường đại học. Trở về Việt Nam, ngoài công việc chuyên môn, ông được Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Sân khấu điện ảnh mời dạy thỉnh giảng. Mỗi khi tới Ngày Nhà giáo Việt Nam, ông trở về nhà với bó hoa trên tay và niềm tự hào lấp lánh trong đôi mắt.
Cuộc đời dâu bể thăng trầm, không ít lần tôi gặp áp lực trong công việc hoặc cuộc sống. Những lúc như vậy, tôi thường trở về nhà, uống trà, đàm đạo cùng cha mẹ của mình. Có lần, tôi muốn chuyển cơ quan, ông nghe tôi trình bày mọi nhẽ, nhấp một ngụm trà, rồi thong thả nói: “Con hãy nhìn viên sỏi ngoài kia, nếu nó cứ mãi lăn trôi thì không có rêu bám. Và như vậy, dù ở đâu cũng không có chỗ đứng”.
Sau này, khi bố của tôi đã về hưu, năm nào cũng vậy, tôi thường mang hoa về tặng ông nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ông vui lắm. Giờ đây, bố của tôi đã yếu đi nhiều. Thậm chí, ông chỉ còn có thể giao tiếp với tôi bằng ánh mắt và cái nắm tay. Nhưng... khi tôi tặng hoa, ánh mắt ông vẫn ánh lên niềm vui. Và... ông nắm tay tôi thật chặt.
Thời gian như bóng câu qua cửa, tôi mong sao, sẽ còn được tri ân hai người thầy tri thức của tôi thêm nhiều năm nữa...
Tường Vy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Ấn tượng với show diễn Elise Thu Đông 2024
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin khác
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc
Văn hóa 18/11/2024 09:28
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách
Văn hóa 17/11/2024 22:09
Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024
Văn hóa 17/11/2024 09:13
Sắc màu văn hóa Nhật Bản giữa lòng Thủ đô
Văn hóa 17/11/2024 09:11
Tái hiện lời căn dặn của Bác Hồ trong đêm diễn đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 14/11/2024 18:19
Nhan sắc Việt thăng hạng trên đấu trường quốc tế
Văn hóa 14/11/2024 09:47
Đông về nhớ vị muối quê
Văn hóa 14/11/2024 07:31