Người Việt dùng linh vật Việt

Sau 3 năm thực hiện Công văn số 2662 ban hành ngày 8/8/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (TTVHDL), hiện tượng cung tiến các hiện vật không phù hợp vào di tích và sử dụng các linh vật lạ là tượng sư tử đá ngoại lai đã không còn xảy ra như trước đây. Ý thức bảo vệ di sản văn hóa của cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng đã nhận được sự đồng thuận cao của dư luận xã hội. 
nguoi viet dung linh vat viet Chung tay khôi phục dòng tranh dân gian của Thủ đô
nguoi viet dung linh vat viet Để linh vật Việt đến gần công chúng
nguoi viet dung linh vat viet Động lực cho các làng nghề chế tác biểu tượng truyền thống

Các di tích có sự chuyển biến mạnh mẽ

Trở lại thời điểm khoảng 10 năm trước đây, đã có một phong trào cung tiến ồ ạt các hiện vật lạ vào các chùa, đền, miếu... ở nước ta. Tuy vậy, người dân cung tiến lẫn những người quản lý ở các đền, miếu lại thiếu kiến thức để phân biệt được đâu là linh vật ngoại lai, đâu là linh vật thuần Việt. Điều này đã làm dấy lên những quan ngại về một cuộc “xâm lăng, lai căng văn hóa”. Việc Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tham mưu để Bộ VHTTDL ban hành Công văn số 2662 về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, đã nhận được sự đồng thuận cao của dư luận xã hội.

Là địa phương có khối lượng di tích lớn nhất cả nước , Hà Nội cũng đứng trước vấn đề có không ít hiện vật lạ, chưa phù hợp với văn hóa, mỹ thuật Việt Nam đã và đang hiện diện ở nhiều di tích. Nhận thấy đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến nhận thức của cộng đồng trong việc giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. Thành phố Hà Nội đã có các văn bản chỉ đạo để triển khai thực hiện tới các quận, huyện, thị xã. Cùng với cả nước, sau 3 năm thực hiện chủ trương không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật trái với thuần phong mỹ tục, việc trả lại không gian văn hóa thuần Việt cho các di tích trên địa bàn thành phố đã có chuyển biến mạnh mẽ, góp phần khơi dậy ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc.

nguoi viet dung linh vat viet
TS Trần Hậu Yên Thế trong chuyến đi khảo sát linh vật Việt.

Theo báo cáo số liệu năm 2014 của Sở VHTTDL Hà Nội có 27/30 quận, huyện có hiện vật lạ với tổng số là 435 hiện vật. Tuy nhiên, sang năm 2015 là bước chuyển giai đoạn quan trọng trong việc thực hiện Công văn 2662 từ vận động, tuyên truyền, người dân đã tự nguyện di dời linh vật ngoại lai, thay thế bằng linh vật Việt. Cụ thể, tại di tích lịch sử cấp Thành phố đình làng thôn Trạch Xá (Ứng Hòa, Hà Nội), nhân dân địa phương đã tổ chức di dời đôi sư tử đá kiểu Trung Quốc ra khỏi di tích, đồng thời đặt cặp nghê phục dựng theo mẫu nghê thế kỷ XVII vào thế chỗ. Sự kiện này đã trở thành sự kiện văn hóa tiêu biểu của năm và được các cấp chính quyền đánh giá rất cao.

Ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội cho biết: “Đáng mừng là từ khi ra Công văn 2662 đến nay, các quận, huyện, thị xã đã thực hiện tốt việc kiểm tra, hướng dẫn các địa phương tiếp nhận công đức nên đã không có phát sinh thêm trường hợp di tích nào đưa linh vật cũng như đồ thờ không đúng với truyền thống của người Việt vào di tích. Ngoài ra, việc kiên trì vận động di chuyển “hiện vật lạ” tại nhiều địa phương đã có kết quả tốt như: Vận động di dời đôi sư tử đá tại đền Bia Bà (Hà Đông), đền Và (Sơn Tây), chùa Hà (Cầu Giấy), Miếu Đầm (Bắc Từ Liêm), chùa Vẽ (Bắc Từ Liêm), Chùa Tảo Khê (Ứng Hòa), Bích Câu Đạo Quán (Đống Đa)…Sở VHTT cũng đưa nội dung kiểm tra việc thực hiện di chuyển, ngăn ngừa đưa những linh vật ngoại lai không đúng với thuần phong mỹ tục của người Việt vào các di tích trở thành một trong những tiêu chí chấm điểm thi đua 30 đơn vị quận, huyện thị xã về công tác quản lý di tích hàng năm (từ năm 2014 đến 2017).

Chung tay bảo vệ di sản

Bên cạnh tăng cường công tác quản lý của các cấp, ngành trên địa bàn Thành phố, nhân dân Thủ đô đã có nhiều hoạt động chung tay bảo vệ di sản văn hoá. Nhiều nhà nghiên cứu, các phóng viên, giáo viên và các bạn trẻ yêu văn hóa truyền thống đã tìm hiểu, nghiên cứu, tuyên truyền quảng bá về các biểu tượng, linh vật thuần Việt. Ví như, nhóm Đình làng Việt và các nghệ nhân đã tổ chức triển lãm chuyên đề “Linh vật Việt” tại Bảo tàng Hà Nội, trưng bày hơn 200 hình ảnh linh vật gồm: Rồng, phượng, ghê, lân, sư tử, hổ, ngựa, voi, hạc, voi, chó, rùa, cá… được nghiên cứu, sưu tầm tại các di tích.

Hay mới đây nhất, TS Trần Hậu Yên Thế đã ra mắt công trình nghiên cứu “Phác họa Nghê- gã linh vật bên rìa” (Nhìn từ đền Vua Đinh, Vua Lê) là những phác thảo đầu tiên về chân dung một trong những linh vật quan trọng bậc nhất của người Việt. Sách dày 332 trang với 554 hình và ảnh tư liệu, bắt đầu từ những con nghê ở đền Vua Đinh, Vua Lê rồi mở rộng tầm nhìn đến các vùng miền khác. Có thể thấy, linh vật nghê có mặt ở đền miếu, lăng tẩm, đình chùa, từ thường dân cho đến cả chốn hoàng cung.

Hay với tư cách là một cơ sở đào tạo về quản lý di sản văn hóa, Khoa Di sản văn hóa – Trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã và đang triển khai tích cực nội dung tinh thần công văn này vào các môn học thuộc khối kiến thức bảo tồn di tích lịch sử văn hóa. Đầu năm 2015, các giảng viên phụ trách môn học đã lồng ghép nội dung tinh thần công văn 2662 vào nội dung từng bài giảng cụ thể.

Em Bùi Đình Nam (sinh viên lớp Bảo tàng 32A) cho biết: “Ngoài thời gian học lý thuyết trên lớp, chúng em thường xuyên tổ chức các nhóm sinh viên đi học thực tế tại di tích, mỗi nhóm khoảng 10 bạn đến 15 bạn. Trong năm học 2015 - 2016, chúng em đã tổ chức được 15 đợt học thực tế tại các di tích ở thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, xa nhất là tỉnh Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định. Năm 2017, chúng em đã tổ chức đi được 8 chuyến thực tế tập trung ở các huyên Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phương, Quốc Oai, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ… Đền di tích ngoài việc học kiến thức về di tích, chúng em cũng quan sát, tìm kiếm và nói chuyện với đại diện người dân địa phương về tượng linh vật hiện đang đặt tại di tích. Từ đó cũng đưa ra những giải thích về linh vật Việt khác với linh vật truyền thống, giúp cho họ hiểu được bản chất vấn đề này để ngăn chặn kịp thời việc người dân cung tiến linh vật ngoại lai vào không gian di tích”.

Sự hưởng ứng của cộng đồng đã góp phần nâng cao ý thức bảo tồn, kế thừa, phát triển những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Giúp cho nhận diện rõ hơn những giá trị mỹ thuật, giá trị văn hoá, giá trị biểu tượng của linh vật và đưa linh vật Việt xích lại gần hơn với công chúng, phát huy tinh thần yêu nước và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động