Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Tu bổ, tôn tạo di tích hồ Thiền Quang: Tiếp tục xin ý kiến đồng thuận của nhân dân Tu bổ, tôn tạo đền Trấn Vũ nhằm phát huy giá trị Di tích Quốc gia Khởi công công trình nâng cấp, tôn tạo di tích Bộ Quốc gia Giáo dục

Ngôi đình lịch sử cách mạng

Đình làng Đại Áng được xây dựng từ lâu đời, có bề dày lịch sử, lưu giữ một khối lượng lớn những di vật phong phú về loại hình, đa dạng về chất liệu và nhiều về số lượng. Đình nhìn hướng Nam, kiến trúc theo kiểu “nội công - ngoại quốc”, gồm nhà Tiền tế, hai giải vũ bao quanh khu hậu cung. Đình thờ thành hoàng làng là Bố cái Đại vương Phùng Hưng.

Quy mô và kiến trúc đình hiện nay được bảo lưu qua hai lần sửa chữa lớn vào đời Tự Đức (tháng 12 năm 1858) và đầu năm 1870. Ngôi Đình không chỉ là nơi tế tự, sinh hoạt tín ngưỡng mà còn là nơi sinh hoạt, hội họp của nhân dân trong làng.

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.

Trong chiến dịch Quang Trung đại phá quân Thanh giải phóng kinh thành Thăng Long 1789 tại đình, chùa Đại Áng là nơi tập kết của nghĩa quân Tây Sơn tiến vào giải phóng kinh thành Thăng Long; trong những năm kháng chiến chống Pháp, Đình là nơi hoạt động của các đội du kích, hòa bình lập lại Đình là nơi hội họp, sinh hoạt cộng đồng của nhân dân trong thôn.

Năm 1991 Đình Đại Áng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Đây là công trình không chỉ có giá trị về mặt lịch sử văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật, mà còn là di tích cách mạng, gắn liền với hai cuộc kháng chiến trong thế kỷ XX của dân tộc, là nơi thể hiện sự tri ân đối với các thế hệ đi trước, nơi giáo dục truyền thống yêu nước.

Tổng thể đình Đại Áng gồm nhiều hạng mục, bố cục liên hoàn, khép kín. Phía ngoài Nghi môn, ngay sát bờ hồ là một Bình phong có kiểu dáng là sự kết hợp giữa hình thức tứ trụ và cuốn thư; những đoạn tường nối trụ biểu được đắp vẽ các hình tứ linh, mai điểu, tùng hạc; phía trên phần cuốn thư đắp đôi rồng chầu mặt trời. Nghi môn mở ba lối vào, lối đi giữa rộng nhất, được tạo giữa hai trụ biểu lớn, đỉnh trụ đắp tứ phượng dạng lá lật, thân trụ đắp các đôi câu đối chữ Hán. Hai lối đi hai bên là dạng cổng cuốn vòm, phía trên đắp mái giả kiểu chồng diêm.

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Lãnh đạo huyện Thanh Trì chúc mừng xã Đại Áng nhân dịp Lễ khởi công Dự án Tu bổ, tôn tạo đình Đại Áng.

Đình Đại Áng gồm bốn dãy nhà chạy song song nhau: Đại bái, Phương đình, Trung cung và Hậu cung. Đăng đối hai bên Phương đình và nằm phía sau Đại bái là hai dãy Tả mạc và Hữu mạc, mỗi dãy gồm ba gian, kiến trúc giống nhau, kiểu vì chồng rường kết hợp kẻ chuyền đơn giản. Tòa Đại bái năm gian, bao che hai bên hồi kiểu tường hồi bít tốc, phía trước mở cửa bức bàn trên hàng cột quân. Bộ khung kiến trúc Đại bái kiểu bốn hàng chân (hai hàng cột cái và hai hàng cột quân). Cả sáu bộ vì nóc Đại bái đều kết cấu kiểu giá chiêng - chồng rường.

Tôn tạo, tu bổ để bảo tồn di sản

Trải qua những biến đổi thăng trầm của lịch sử dân tộc, của thời gian, trước sự tác động của thiên nhiên và xã hội, mặc dù đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần, song hiện nay đình Đại Áng đã bị xuống cấp, nhiều hạng mục đã hư hỏng, trong đó có Nhà Hữu vu của đình bị sập năm 2023 làm ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt tín ngưỡng và hành lễ của nhân dân.

Ông Phạm Bình Phúc - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì cho biết, nhằm kịp thời tu bổ, tôn tạo các hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của di tích, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng cho nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì đã phê duyệt Dự án đầu tư tại Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 26/01/2024. Dự án đã được Cục Di sản văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận thiết kế bản vẽ thi công.

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Các cụ cao niên thôn Đại Áng tham dự Lễ khởi công.

Với tổng mức đầu tư 14,992 tỷ đồng, bằng nguồn vốn của Thành phố, huyện Thanh Trì và nguồn đóng góp xã hội hóa, quy mô đầu tư xây dựng đồng bộ tổng thể di tích. Hạng mục Tu bổ, tôn tạo bao gồm: Tiền tế, phương đình, hậu cung, tả mạc, hữu mạc theo phương án tu bổ, tôn tạo được cấp có thẩm quyền về chuyên ngành văn hóa thẩm định, chấp thuận.

Thời gian hoàn thành công trình vào tháng 6 năm 2025 (235 ngày kể từ ngày khởi công). Đây chính là việc làm tri ân thiết thực nhất đối với các vị tiền bối, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và là điểm đến du lịch tâm linh trong địa bàn xã Đại Áng.

Để Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích đình Đại Áng được triển khai xây dựng đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ công trình, Bí thư Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và nhà thầu thi công phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa và Thể thao, các phòng, ban chuyên môn của huyện, Ủy ban nhân dân xã Đại Áng cùng đơn vị tư vấn triển khai dự án đúng quy định, đảm bảo các yếu tố: bảo tồn toàn bộ các hạng mục công trình kiến trúc của di tích, tiến hành tu bổ các hạng mục công trình theo hướng giữ nguyên hiện trạng các yếu tố gốc, loại bỏ các thành phần bổ sung mới không phù hợp với di tích; tôn tạo, phục hồi các hạng mục của di tích đã bị hư hỏng.

Bí thư Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường khẳng định: Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Đại Áng - Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện gìn giữ, duy trì và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử, văn hóa, qua đó đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương.

Đồng thời công tác tu bổ cũng là niềm tự hào, trách nhiệm lớn của Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương trong việc duy trì những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu từ ngàn xưa để lại đến các thế hệ con cháu.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

"Bình dân học vụ số": Xây dựng xã hội giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển

"Bình dân học vụ số": Xây dựng xã hội giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển

“Bình dân học vụ số” đang trở thành phong trào mang tính cấp thiết không chỉ mục đích đưa công nghệ đến gần hơn với người dân, mà qua phong trào, người dân có thể nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số mang lại.
Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Quyết định số 1137/QĐ-BGDĐT về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ GD&ĐT.
Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tới người hưởng trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tới người hưởng trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Hơn 3,3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng của kỳ tháng 5/2025 sẽ nhận được chế độ từ ngày 25/4 đến 28/4/2025, sớm hơn so với thường lệ. Việc chi trả sớm chính sách an sinh nhằm tạo điều kiện cho người hưởng vui đón 50 năm Ngày thống nhất đất nước và kích cầu tiêu dùng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025

Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025

Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 27/4/2025 trước cửa Trung tâm Văn hóa Hồ Gươm - số 2 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội với sự tham gia của 26 đơn vị, doanh nghiệp.
Hà Nội: Hơn 94.000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT

Hà Nội: Hơn 94.000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I, lũy kế hết tháng 3/2025, thành phố Hà Nội có 94.143 đơn vị chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT); với tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT tính đến hết tháng 3/2025 là 5.974,5 tỷ đồng.
Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Chiều 24/4, Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo luật định, trong đó có nội dung thông qua chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận.
Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tính đến 17h ngày 24/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 1.031.163 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.

Tin khác

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Tổ chức chuỗi hoạt động hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025

Hướng tới lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025 cấp quốc gia với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương”, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức chuỗi các hoạt động cao điểm như thăm, tặng quà các gia đình liệt sĩ, hỗ trợ xây dựng nhà Chữ thập đỏ, tổ chức Chợ Nhân đạo,…
Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"

Gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử "Huyền thoại Trường Sơn"

Ngày 24/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội và Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Chương trình “Huyền thoại Trường Sơn” gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử gồm: Đại đội nữ lái xe Trường Sơn và vợ thương binh nặng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.
Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Đặc sắc lễ hội "Chúng ta là một" dành cho người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 "Chúng ta là một" năm nay sẽ diễn ra vào ngày 3 và 4/5 tại Nhà hát ngoài trời số 1, thành phố Suwon.
Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Ra mắt tập thơ "Cùng Việt Nam": Biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Tây Ban Nha

Tập thơ "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha - đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Tây Ban Nha và Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam. Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành tác phẩm này đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh

Báo Sài Gòn Giải Phóng ra mắt công trình báo chí dữ liệu về Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 23/4, Báo Sài Gòn Giải Phóng chính thức ra mắt công trình báo chí dữ liệu đặc biệt mang tên “Thành phố Hồ Chí Minh 50 năm: Những dấu ấn tự hào qua trang Báo Sài Gòn Giải Phóng”.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc diễn ra từ 6 - 8/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến có khoảng 1.250 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ Vesak năm nay.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Trong một buổi trò chuyện văn hóa mang tên “Lắng nghe Bụt bước giữa đời” diễn ra tại Hà Nội, đông đảo bạn trẻ đã tham dự để tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của hai vị vua thiền sư nhà Trần. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ văn hóa, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi giá trị lịch sử và tâm linh của dân tộc được soi chiếu qua lăng kính trẻ trung và đầy khát vọng học hỏi.
Xem thêm
Phiên bản di động