Đất nền khu vực lân cận Hà Nội giảm giá, thanh khoản kém

Giá đất nền khu vực ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận đã giảm, tuy vậy thị trường vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tính thanh khoản rất thấp.
Đất nền vùng ven tăng giá, “đi ngược” mùa dịch "Điểm mặt" những rủi ro phổ biến khi mua đất nền

Đất nền giảm giá 10-12%

Nếu trong quý 1 năm 2021, giá đất nền tại một số tỉnh, thành khu vực phía Bắc và ngoại thành Hà Nội tăng gấp từ 2 - 2,5 lần so với thời điểm cuối năm 2020 thì tới nay đã trầm lắng. Theo số liệu báo cáo thị trường từ trang về giao dịch bất động sản, các địa phương tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản, nhà đất, đặc biệt là tình trạng mua bán “ảo” nhằm thổi giá, trục lợi bất chính... đã làm cho đất nền tại nhiều khu vực “sốt giá” trước đây bắt đầu có hiện tượng quay đầu giảm giá.

Trong các tháng quý 2 năm 2021, toàn thị trường giảm 19% và lượng tin đăng mua bán bất động sản, một số nơi đã xảy ra “sốt” trước đây nay giảm mạnh. Cụ thể, tại Hải Phòng (giảm 34%) Bắc Ninh (giảm 29%)... Đến thời điểm hiện tại, giá rao bán đã giảm từ 10 - 12%, số lượng người dân tìm kiếm đất nền cũng giảm mạnh.

Đất nền khu vực lân cận Hà Nội giảm giá, thanh khoản kém
Đất nền khu vực lân cận Hà Nội giảm giá, thanh khoản kém.

Khảo sát thực tế cho thấy, giá đất nền phân lô tại các khu vực lân cận Hà Nội như xã Kim Chung, Vân Canh (huyện Hoài Đức) khu CNC Hòa Lạc như các xã Bình Yên (Thạch Thất) Phú Mãn (Quốc Oai) trước đây là hàng “hot” trên thị trường thì nay giá rao bán cũng đã giảm nhưng vẫn vắng khách mua.

Với thông tin Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022 và thông tin thị xã Từ Sơn trở thành thành phố Từ Sơn trực thuộc tỉnh, giá đất ở đây đã tăng chóng mặt vào thời điểm đầu năm 2021, có khu vực tăng từ 30 - 50%. Từ nửa cuối tháng 4, thị trường này có dấu hiệu hạ nhiệt song giá vẫn ở mức cao. Đến thời điểm hiện tại, thị trường Bắc Ninh đã chững lại hoàn toàn khi dịch Covid-19 có diễn biến vô cùng phức tạp với số ca nhiễm cao, nhiều khu vực phải thực hiện giãn cách.

Tại các dự án đất nền phân lô gần khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) vào giữa quý 1, giá chào bán cao nhất là 4,1 tỷ đồng/lô, nay cũng xuống còn 3,9 tỷ đồng/lô...Tương tự ở khu vực Ninh Bình và Thanh Hóa giá đất nền trong khu dân cư và gần với dự án cũng ghi nhận giảm từ 5 - 7% so với thời điểm cuối quý 1 năm 2021.

Nhưng ít giao dịch

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, giá đất nền ở ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận giảm trong thời gian qua sau khi tăng quá nóng. Tăng giá đất là xu hướng khi quá trình đô thị hóa tiếp tục, hạ tầng giao thông được đầu tư nhưng tăng 30-50% trong thời điểm ngắn là không phản ánh được thực tế thị trường, có “sốt ảo”. Dù giá có giảm nhưng thực tế đang hình thành một mặt bằng giá mới ở những khu vực có tiềm năng phát triển.

“Đặc thù thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận, giá giảm nhưng cũng ít hàng và càng ít giao dịch. Giá đất nền giảm những nhiều người không bán, nhà đầu tư sẵn sàng ôm hàng chờ thời điểm có giá tốt. Trong lúc giá giảm và ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì việc đầu tư vào bất động sản cũng chững, các nhà tạo lập bất động sản cũng không tung hàng vào thời điểm thị trường đang thiếu thanh khoản” - ông Nguyễn Thế Điệp phân tích.

Đất nền khu vực lân cận Hà Nội giảm giá, thanh khoản kém
Nghịch lý là ngay tại những địa điểm chưa được đầu tư hạ tầng, giá đất cũng tăng cao ngoài khả năng của những người có nhu cầu thực, trong cơn sốt đất đầu năm.

Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, thời gian qua khi giá đất nền liên tục thiết lập những kỷ lục mới đã làm cản trở rất mạnh việc kêu gọi, thu hút đầu tư chính thống vào các địa phương bởi tăng giá đất kéo theo hàng loạt các chi phí khác tăng theo, đặc biệt là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, giảm cơ hội có nhà của nhóm người thu nhập thấp.

Nhiều loại tài nguyên trên đất đai bị xâm phạm, chuyển đổi chức năng không phù hợp quy định pháp luật. Điều này làm lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng phát triển kinh tế, thậm chí gây bất ổn cho địa phương tại những khu vực đó.

“Trong cơn sốt đất đầu năm, nghịch lý là ngay tại những địa điểm chưa được đầu tư hạ tầng, giá đất cũng tăng cao ngoài khả năng của những người có nhu cầu thực” - ông Nguyễn Văn Đính nói.

Một số khu vực có dấu hiệu quay đầu giảm giá là do nhà đầu tư không đủ mạnh về tài chính nên đành phải chấp nhận “bán tháo” để thu hồi vốn; ngược lại đối với những nhà đầu tư có thực lực tài chính sẽ không bán ở thời điểm này nếu phải cắt lỗ, hoặc thấp nhất thì cũng phải bằng với giá mua vào, nên sang quý 3 năm 2021 phân khúc đất nền sẽ có sự đi ngang về giá, ông Nguyễn Văn Đính phân tích./.

Theo Phương Hoài/vov.vn

https://vov.vn/kinh-te/bat-dong-san/dat-nen-khu-vuc-lan-can-ha-noi-giam-gia-thanh-khoan-kem-869280.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

Thành phố Hồ Chí Minh: Thị trường căn hộ có tín hiệu phục hồi tích cực

(LĐTĐ) Nguồn cung sơ cấp vẫn hạn chế nhưng đang có nhiều tín hiệu tích cực. Việc sửa đổi chính sách, quy hoạch và triển khai các cơ sở hạ tầng trọng điểm đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản TP.HCM.
HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

HoREA kiến nghị giải pháp tăng nguồn cung, giảm giá thành nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa đưa ra một loạt kiến nghị nhằm tăng nguồn cung và giảm giá thành nhà ở xã hội. Điểm nổi bật trong các đề xuất này là việc cho phép dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng lên tối đa 1,5 lần, nhằm tận dụng hiệu quả diện tích đất và tạo ra nhiều căn hộ hơn.
Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

Hà Nội: Sau sáp nhập có gần 7.000 cơ sở nhà, đất dôi dư

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội cho biết, sẽ phấn đấu hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 6.764 cơ sở nhà, đất trong năm 2025. Hiện nay, khoảng 90% số cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt phương án.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Giá chung cư sẽ hết sốt?

Giá chung cư sẽ hết sốt?

(LĐTĐ) Gần đây, vấn đề chung cư đang có 2 luồng trái chiều. Nhiều người hy vọng rằng sau cơn “sốt ảo” giá nhà chung cư sẽ quay đầu đi xuống, người thì cho rằng giá chung cư vẫn sẽ neo ở mặt bằng mới. Theo các chuyên gia ở lĩnh vực này, nếu có thêm nguồn cung, phân khúc bất động sản chung cư mới giảm nhiệt. Vấn đề đặt ra “nguồn cung” này chưa biết đến bao giờ “tung” ra thị trường.
Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

Nghịch lý phát triển nhà ở xã hội và tái định cư tại TP.HCM

(LĐTĐ) Là nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai nhiều dự án đô thị lớn và cũng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động các nơi đổ về. Vì thế, nhu cầu nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội (NƠXH), nhà lưu trú cho công nhân và căn hộ tái định cư là rất lớn.
Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

Bình Dương: Xây dựng khoảng 6.600 căn hộ xã hội trong năm 2024

(LĐTĐ) Tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu sẽ xây dựng và cung cấp ra thị trường khoảng 6.600 căn hộ nhà ở xã hội, phát triển khoảng 8.000 - 10.000 căn trong năm 2024.
TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

TP.HCM: Hơn 3 năm chỉ hoàn thành 3 dự án nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến quý I/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã xây dựng, hoàn thành, đưa vào sử dụng 3 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) với quy mô 865 căn hộ.
Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

Lại “nóng” câu chuyện tiếp cận đất đai

(LĐTĐ) Khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh. Đáng chú ý, gần 73% doanh nghiệp đã cho biết, họ phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai.
Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

Gỡ vướng công tác xác định giá đất trên địa bàn TP.HCM

(LĐTĐ) Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được kỳ vọng sẽ giải quyết điểm nghẽn tồn tại nhiều năm nay, thúc đẩy hàng trăm dự án bất động sản khởi động, sớm về đích, đem lại nguồn thu ngân sách cũng như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Xem thêm
Phiên bản di động