Dần khẳng định vai trò của công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội thảo quốc gia “Đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa 2016-2021” được tổ chức, đã đánh dấu một bước chuyển mới về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Đây là thời điểm các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam cần được đầu tư đúng mức, phát triển có trọng tâm để trở thành động lực, mục tiêu của sự phát triển bền vững.
Thể thao - "mỏ vàng" của công nghiệp văn hóa Phát triển công nghiệp văn hóa là mục tiêu ưu tiên hàng đầu

Nhiều điểm sáng trong phát triển công nghiệp văn hóa

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt đã khẳng định, 5 năm qua, bức tranh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) tại Việt Nam có nhiều điểm sáng. Theo đó, các ngành CNVH tại Việt Nam đang dần dần được coi là một động lực, vừa góp phần trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế và xã hội. Nếu năm 2015, các ngành CNVH đóng góp 2,68% GDP (tổng sản phẩm quốc nội), sau 3 năm triển khai Chiến lược, 12 ngành CNVH đóng góp 3,61% GDP vào năm 2018, mang lại công việc cho hơn 3 triệu lao động, chiếm 6,1% tổng lao động có việc làm trên cả nước.

Dần khẳng định vai trò của công nghiệp văn hóa
Ảnh minh hoạ.

Để minh chứng rõ hơn, bà Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) chỉ ra trong những năm gần đây, số lượng các không gian văn hóa, sáng tạo và nghệ thuật ngày càng nhiều. Cùng với đó là sự tăng lên về cả chất lượng và số lượng của các sự kiện, chương trình văn hóa nghệ thuật đã và đang góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người dân.

Bên cạnh đó, nhiều khu vực nhà máy cũ được nghiên cứu, đề xuất và thử nghiệm chuyển đổi công năng thành các trung tâm sáng tạo, không gian văn hóa nghệ thuật như trường hợp của tổ hợp Complex 01 ở phố Tây Sơn, điểm đến yêu thích hiện nay của giới trẻ, vốn trước là một xưởng in cũ. Hay không gian sáng tạo về Thiết kế 282 Design ở phố Phú Viên (Gia Lâm), trước là nhà máy sản xuất mũ cối, nằm lọt trong khu dân cư đông đúc, hiện đã trở thành một địa điểm thường xuyên tổ chức các sự kiện thiết kế, triển lãm nghệ thuật, workshop về thiết kế nội thất gỗ. “Các không gian này đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bối cảnh văn hóa sáng tạo đương đại của thành phố nói chung và giới trẻ yêu nghệ thuật và văn hóa nói riêng thời gian qua”, bà Nguyễn Thị Thu Phương cho biết.

Đặc biệt, trong vòng 5 năm qua, một số ngành CNVH như điện ảnh, du lịch văn hóa... đã và đang đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia thông qua các hoạt động xúc tiến, quảng bá, phát triển thương hiệu dưới dạng thức các chương trình, sự kiện hợp tác quốc tế được tổ chức tại Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng tổ chức các sự kiện quốc tế, các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hội chợ hay lễ hội, liên hoan quốc tế về điện ảnh và du lịch tại nhiều quốc gia trên thế giới như Liên hoan phim Việt Nam thường niên, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội, Ngày phim và Tuần phim Việt Nam, tham gia Hội chợ thế giới EXPO Dubai 2020,...

Đáng chú ý, văn hóa và sáng tạo còn góp phần phát triển con người, đặc biệt là các nhóm yếu thế trong xã hội như phụ nữ, thanh niên, trẻ em, khuyết tật, dân tộc thiểu số... Minh chứng là các doanh nghiệp, không gian sáng tạo như Vụn Art (hỗ trợ cho người khuyết tật), Tò He (làm việc với trẻ em tự kỷ), Think Playgrounds (thiết kế sân chơi công cộng cho trẻ em), không gian làm việc chung như Toong, Up Gen hay không gian chế tác chung dành cho thanh niên khởi nghiệp... trong nhiều năm qua cũng đã đang góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiều mục tiêu phát triển bền vững.

Tăng đầu tư và nguồn lực cho công nghiệp văn hóa

Tuy nhiên, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cũng thẳng thắn thừa nhận, phát triển CNVH ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và thách thức. Những bất cập đến từ nhiều nguyên nhân, hạn chế khách quan và chủ quan như: Đầu tư tài chính cho văn hóa, trong đó có CNVH còn hạn chế; xã hội hóa trong lĩnh vực CNVH còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết; cơ chế chuyển hóa hiệu quả nguồn tài nguyên văn hóa vốn rất phong phú, giàu có của Việt Nam thành sự đa dạng, giàu bản sắc và có khả năng cạnh tranh quốc tế của sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa còn thiếu đồng bộ. “Một hệ sinh thái thực sự để các ngành CNVH trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cũng như tạo ra sự cân bằng, đa dạng và bền vững hơn cho nền kinh tế chưa đủ điều kiện cần và đủ để hình thành”, bà Nguyễn Thị Thu Phương nhận định.

Liên quan đến khó khăn của ngành Du lịch – một trong những lĩnh vực then chốt của CNVH, Giáo sư - Tiến sĩ Từ Thị Loan (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) nêu lên thực trạng, trình độ chuyên môn ngành Du lịch Việt Nam đang thiếu hụt những cán bộ quản lý Nhà nước các cấp giỏi về chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ cùng các chuyên gia đầu ngành có đủ năng lực để dẫn dắt đưa du lịch nước nhà trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, thiếu cả những cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch có trình độ cao, có tầm quản lý vĩ mô đối với các doanh nghiệp du lịch lớn để có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp du lịch nước ngoài...

Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng đã đưa ra kinh nghiệm quốc tế và trong nước cho mục tiêu phát triển các ngành CNVH. Trong đó, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Phương Hòa khuyến nghị, cần đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện đồng bộ thể chế, gắn kết chính sách CNVH sáng tạo trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế - xã hội quốc gia; tăng cường vai trò của chính quyền địa phương; tăng đầu tư cho văn hóa, sử dụng các công cụ tài chính, ưu đãi thuế, thu hút các nguồn lực, xây dựng và mở rộng thị trường văn hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển văn hóa số, gắn kết với truyền thông mới; đào tạo nguồn nhân lực và các kỹ năng cho các ngành CNVH sáng tạo trong thời gian tới./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động