Phát triển công nghiệp văn hóa là mục tiêu ưu tiên hàng đầu
Vừa qua, ngày 12/9, tại Bảo tàng Hà Nội, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, Chương trình định cư con người Liên hợp quốc tại Việt Nam (UN-Habitat), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Đánh giá 5 năm thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa 2016-2021".
Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt phát biểu tại Hội thảo. |
Hội thảo có 2 phiên thảo luận, gồm: Bức tranh toàn cảnh và tiêu điểm sáng tạo. Các đại biểu tại Hội thảo đã trình bày, thảo luận về khuôn khổ chính sách hiện hành, góc nhìn toàn cảnh các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo, đưa ra kinh nghiệm quốc tế, các tiêu điểm sáng tạo cho mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong nước.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt nhấn mạnh, hội thảo là hoạt động quan trọng của ngành văn hóa, nơi các đại biểu tham gia cùng nhau trao đổi, chia sẻ và đánh giá về một chặng đường phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam trong 5 năm qua.
Theo Thứ trưởng, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển văn hóa quốc gia. Để hiện thực hóa mục tiêu này, vào năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Toàn cảnh Hội thảo. |
Với tư duy và cách tiếp cận tổng thể, Chiến lược hướng tới việc nâng cao giá trị của văn hóa trên mọi phương diện như tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống tinh thần của người dân và tăng cường khả năng cạnh tranh của các thương hiệu địa phương và quốc gia. Việc triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy hệ thống văn hóa vào những chuyển dịch sâu rộng hơn.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhận thức sâu sắc về sứ mệnh và vai trò quan trọng của mình trong việc hiện thực hóa các mục tiêu mà Chiến lược đề ra và nỗ lực chuyển hóa động lực ban đầu này thành các hành động cụ thể. Từ việc đóng góp vào cải thiện khuôn khổ chính sách cho tới triển khai các kế hoạch và chương trình cụ thể, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã và đang ghi dấu ấn quan trọng trong những thành tựu mà các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam đạt được trong 5 năm qua.
"Tuy nhiên, vai trò của Bộ sẽ không thể phát huy hiệu quả nếu thiếu đi sự hợp tác và hỗ trợ tích cực của nhiều bộ, ngành, các tổ chức quốc tế và cá nhân tâm huyết với văn hóa nghệ thuật" - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Cũng theo Thứ trưởng Đoàn Văn Việt, trong tiến trình phát triển của văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng, bên cạnh những thành tựu luôn tồn tại những hạn chế và thách thức. Sự phát triển toàn diện mà chúng ta luôn kỳ vọng và mong muốn đạt được đòi hỏi phải có những đánh giá định kỳ để xem xét đầy đủ, khách quan những tác động thực tiễn của Chiến lược.
Những bằng cứ này là cơ sở giúp chúng ta xác định những yêu cầu chuyển đổi cần thiết cũng như những nhân tố mới, động lực mới nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa mà chúng ta đang cùng hướng tới. Với ý nghĩa này, đây chính là thời điểm thích hợp để chúng ta thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS), các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam đang dần dần được coi là một động lực- vừa góp phần trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.
Nếu năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 2,68% GDP (tổng sản phẩm quốc nội), sau 3 năm triển khai Chiến lược, 12 ngành công nghiệp văn hóa đóng góp doanh thu khoảng 8.081 tỷ USD, tương đương với 3,61% GDP vào năm 2018, mang lại công việc cho hơn 3 triệu lao động, chiếm 6,1% tổng lao động có việc làm trên cả nước…
So với các ngành công nghiệp khác, chi phí tái sản xuất trong ngành công nghiệp văn hóa thấp nhưng tốc độ tăng trưởng cao, chiếm hơn 7% GDP toàn thế giới với mức tăng trung bình hằng năm đều đặn 10%. Vì vậy, tại nhiều quốc gia, công nghiệp văn hóa được đẩy mạnh phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cũng thẳng thắn nhận định các sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam về cơ bản chất lượng chưa đồng đều, thiếu sự độc đáo, tính ứng dụng chưa cao và cách thể hiện sống động bản sắc văn hóa còn nhiều hạn chế.
Điều này khiến cho các sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam chưa thể hiện được năng lực cạnh tranh, thu hút trên thị trường nội địa và quốc tế. Nhiều thị trường văn hóa trong nước đang bị lấn át bởi các sản phẩm công nghiệp văn hóa đến từ các cường quốc cùng khu vực châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...
Nguyên nhân được chỉ ra là khó khăn về thiếu hụt nguồn vốn, mô hình đầu tư, các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thiếu hụt vè kiến thức và kỹ năng để vận hành hiệu quả trong cơ chế thị trường. Năng lực dự báo, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, vấn đề về đào tạo và quản lý nhân sự theo hướng tăng cường khả năng thích ứng với thị trường văn hóa còn hạn chế. Vi phạm bản quyền vẫn diễn ra phổ biến.
Ghi nhận những chia sẻ, ý kiến và đóng góp được các chuyên gia, đại biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt khẳng định, 5 năm qua, bức tranh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam có nhiều điểm sáng, nhưng cũng có nhiều hạn chế.
Theo Thứ trưởng, có nhiều việc chúng ta làm được và nhiều việc chưa làm được, thậm chí có nhiều việc còn lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu. Dẫu đã có nhiều bước phát triển tích cực nhưng để thành hình hài, phát triển một cách hệ thống, đạt được những mục tiêu lớn như chiến lược đề ra thì khối lượng công việc vẫn còn nhiều. Cùng với đó là các cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển trong thời gian tới.
Phát triển ngành công nghiệp văn hóa là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển văn hoá quốc gia. Ngày 08/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1755/QĐTTg phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Chiến lược đã xác định những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, trong đó mục tiêu chủ yếu đến năm 2020 phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Đến năm 2018, các ngành công nghiệp văn hoá và sáng tạo Việt Nam đã nhanh chóng trở thành những ngành có đóng góp mạnh mẽ cho nền kinh tế quốc gia với 7,465 tỷ USD, chiếm 3,61% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và mang lại công việc cho hơn 3 triệu lao động, chiếm 6,1% tổng lao động có việc làm trên cả nước. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40