Đảm bảo điều trị theo phác đồ cho người dân

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, khi Covid-19 chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B thì người bệnh sẽ không được điều trị miễn phí. Tuy nhiên, người dân khi điều trị Covid-19 có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) thì được thanh toán BHYT theo đúng quy định. Đặc biệt quyền lợi người dân vẫn được đảm bảo, khi chuyển về thay đổi trong thanh toán, còn về phác đồ và phương thức điều trị vẫn như bình thường.
Người tiêu dùng Việt Nam đang nhanh chóng thích nghi với thanh toán số Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Thay đổi trong thanh toán chi phí điều trị

Khi chuyển Covid-19 từ nhóm A sang B, người dân quan tâm đến chi phí điều trị có được miễn phí như trước hay không. Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: "Dự kiến tháng 6 này sẽ có quyết định chuyển Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B". Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, trước đây, người dân mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A khi vào cơ sở khám chữa bệnh sẽ được điều trị miễn phí. Nếu Covid-19 chuyển sang nhóm B sẽ có sự thay đổi trong thanh toán chi phí điều trị. Người dân khi điều trị Covid-19 có thẻ BHYT thì được thanh toán BHYT theo đúng mức hưởng ghi trên thẻ. Covid-19 đã được đưa vào Thông tư số 20/2022/TT-BYT thanh toán BHYT.

Đảm bảo điều trị theo phác đồ cho người dân
Tiêm vắc xin vẫn được xác định là một trong những giải pháp phòng Covid-19 đơn giản và hiệu quả. Ảnh: Minh Khuê

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương, Bộ Y tế đã cùng với Bộ Tư pháp tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có quyết định chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B. Riêng quyết định chuyên môn từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B do Bộ Y tế quyết định. Hai quyết định này sẽ làm đồng thời. Cùng đó, Bộ Y tế cùng các bộ, ngành đang chỉnh sửa lại tất cả các hướng dẫn chuyên môn như: Hướng dẫn giám sát và phòng, chống dịch Covid-19; hướng dẫn chẩn đoán điều trị; hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm trong các cơ sở y tế…

“Việc chuyển Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 6/2023. Khi Thủ tướng ký công bố hết hiệu lực của Quyết định số 447/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công bố dịch Covid-19, thì Bộ Y tế cùng đồng thời ký ban hành hướng dẫn về chuyển dịch Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B” - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.

Bộ Y tế cũng thông tin, khi chuyển bệnh Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B thì việc thẩm quyền công bố dịch cũng sẽ có sự thay đổi. Theo đó, khi chuyển Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, thẩm quyền công bố dịch do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế. Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi có từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố dịch. Như vậy, dịch Covid-19 khi chuyển sang nhóm B không còn thuộc đối tượng công bố dịch của Thủ tướng Chính phủ.

Về việc công bố hết dịch, nếu ở nhóm A, theo quy định, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định xem xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch đối với trường hợp Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch. Khi chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của dịch Covid-19 để thực hiện việc công bố hết dịch theo quy định pháp luật hiện hành. Về điều kiện công bố hết dịch Covid-19, theo Bộ Y tế, cần có 2 điều kiện là không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau 28 ngày và đã thực hiện các biện pháp chống dịch quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Tăng cường kiểm soát bệnh Covid-19 phù hợp

Đề cập đến vấn đề kiểm soát bệnh Covid-19 khi chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, Giáo sư Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế sẽ tăng cường triển khai các điểm giám sát trọng điểm. Trong đó, tiếp tục thực hiện giám sát giải trình tự gen và giám sát các trường hợp viêm phổi nặng, các ca bệnh nặng, ổ dịch có diễn biến bất thường tại cơ sở y tế, cộng đồng. Trong quá trình giám sát, khi kết quả giải trình tự gen có biến đổi bất thường sẽ phát hiện nhanh chóng để xử lý kịp thời.

Cũng theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Phan Trọng Lân, khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B, theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho thấy, phân loại dựa trên bệnh học là chủ yếu. “Tại Việt Nam, nhóm A chủ yếu là các biện pháp về hành chính xã hội, khi sang nhóm B thì bỏ các hoạt động kiểm soát về hành chính xã hội. Hay nói cách khác là nếu nhóm A thì ngoài ngành Y tế sẽ có các bộ, ngành cùng tham dự chống dịch. Còn khi chuyển sang nhóm B thì chủ yếu là ngành Y tế triển khai” - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết thêm.

Liên quan đến vấn đề này, Chánh Văn phòng Bộ Y tế Hà Anh Đức lưu ý, khi chuyển dịch Covid-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, Bộ Y tế sẽ hoàn thiện Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững đối với dịch Covid-19 giai đoạn 2023 - 2025. Đồng thời, hoàn thiện hướng dẫn triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 phù hợp tình hình; lồng ghép giám sát Covid-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm cả giám sát trọng điểm. Bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Rà soát, sửa đổi, cập nhật các phác đồ điều trị, quản lý bệnh nhân Covid-19, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện phù hợp với tình hình mới. Triển khai tiêm vắc xin làm một trong những hoạt động tiêm chủng thường xuyên…

Còn đối với các địa phương cần rà soát lại tình hình dịch tại địa phương mình, từ đó triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Trong đó, các địa phương tập trung bảo đảm kiểm soát hiệu quả, bền vững dịch Covid-19 cùng với việc quản lý các bệnh truyền nhiễm khác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, cần tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng và tiêm chủng vắc xin. Ngành Y tế địa phương cũng cần tiếp tục tổ chức tập huấn, đào tạo thường xuyên cho cán bộ y tế về dịch tễ học, xử lý ca bệnh, tiêm chủng, điều trị, truyền thông.

Hiện Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo các quốc gia cần thận trọng và chuyển từ việc phòng, chống dịch khẩn cấp sang chiến lược kiểm soát dịch bền vững, lâu dài. Như vậy, Việt Nam cần có chính sách, kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới theo sát tình hình dịch bệnh để có đáp ứng phù hợp, không bất ngờ, vừa kiểm soát được dịch trong mọi tình huống nhưng không tốn kém, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người dân.

Cùng với đó, tiếp tục rà soát, cập nhật kế hoạch đáp ứng quốc gia, sẵn sàng, linh hoạt, nếu cần thiết có thể tái thiết lập các biện pháp y tế công cộng và xã hội, dựa trên tình hình dịch và đánh giá nguy cơ; đưa tiêm chủng vắc xin Covid-19 vào chương trình tiêm chủng quốc gia, tăng cường việc tiêm các mũi tăng cường, nhất là cho nhóm nguy cơ cao. Tiếp tục các nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin và tìm hiểu các tình trạng liên quan hậu Covid-19, cần giám sát chặt chẽ trong bối cảnh ca nhiễm tăng lên, đảm bảo hệ thống y tế không bị quá tải.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, coi thường dịch Covid-19, vẫn phải thường xuyên dự phòng lây nhiễm bệnh này. Trong lúc chờ đợi các quy định, các khuyến cáo của Bộ Y tế có thay đổi thì người dân vẫn cần thực hiện tốt 2K (đeo khẩu trang và khử khuẩn), chú ý bảo vệ bản thân tại các nơi tập trung đông người. Các đối tượng nguy cơ cao như người già, trẻ em, người có bệnh nền... vẫn cần phải được ưu tiên bảo vệ để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh và trở nặng.

Nhóm A là danh mục các bệnh nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng, tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Nhóm B là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh, có thể gây tử vong. Từ khi xuất hiện vào cuối năm 2019, Covid-19 được xếp vào bệnh nhóm A, Chính phủ công bố dịch vào đầu tháng 4/2020, từ đó áp dụng các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch. Phân loại Covid-19 từ nhóm A sang nhóm B, đồng nghĩa với việc xem đây là bệnh thông thường, bệnh lưu hành hàng năm và là một bước để tiến tới tuyên bố hết dịch. Tuy nhiên, người dân cũng cần lưu ý, cả nhóm A và nhóm B đều là những bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, phát huy tài năng, sức trẻ

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, phát huy tài năng, sức trẻ

(LĐTĐ) Từng là cán bộ Đoàn, không chỉ xây dựng sự nghiệp riêng, Lê Thị Lệ Giang, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Dệt may An Thành - Ủy viên Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quận Ba Đình còn tích cực đồng hành, hỗ trợ và truyền cảm hứng cho hàng nghìn bạn trẻ trên hành trình khởi nghiệp.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức sáng 18/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã nhấn mạnh những thành tựu, kết quả tích cực của lĩnh vực VHTTDL Thủ đô đã đạt được trong năm qua.
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Đề án Thí điểm triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến rộng khắp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ hành chính công dễ dàng, nhanh chóng.
Tăng cường hợp tác, kết nối doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Hà Nội

Tăng cường hợp tác, kết nối doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 18/12, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại chỗ đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động trong các khu công nghiệp (KCN) Hà Nội năm 2024.
Nỗ lực, quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Nỗ lực, quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 18/12, tại trụ sở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố Hà Nội lần thứ 7, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp

Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Nhiều câu hỏi của doanh nghiệp xoay quanh vấn đề địa phương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm gây trở ngại cho hoạt động du lịch, khiến nhiều doanh nghiệp “khóc dở”.
EVNHANOI gắn biển công trình trạm biến áp 110kv Ngọc Thụy và nhánh rẽ

EVNHANOI gắn biển công trình trạm biến áp 110kv Ngọc Thụy và nhánh rẽ

(LĐTĐ) Sáng ngày 18/12, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã tổ chức Lễ gắn biển công trình “Xây dựng mới trạm 110kV Ngọc Thuỵ và nhánh rẽ”, đây là công trình thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam.

Tin khác

Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Long Biên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, Trường Trung học cơ sở (THCS) Chu Văn An tổ chức Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên” cho học sinh tại Trường.
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Giai đoạn mùa Đông Xuân với nền nhiệt thay đổi thất thường, độ ẩm cao làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh sởi. Đáng lo ngại, nhiều người lầm tưởng bệnh sởi chủ yếu là trẻ em mắc, nhưng trên thực tế, người lớn cũng dễ mắc bệnh này và có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

(LĐTĐ) Tâm lý ngại chia sẻ, ngại đi khám và thậm chí là khó tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của một ca bệnh liên quan đến rối loạn tình dục.
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6/12 đến ngày 13/12), toàn Thành phố ghi nhận 44 ca mắc sởi tại 20 quận, huyện, tăng 19 ca so với tuần trước đó.
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số

Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Quá trình già hóa dân số nhanh chóng dẫn đến nhiều thách thức về tình trạng suy giảm và thiếu hụt nguồn nhân lực... Để thích ứng và giảm tốc độ già hóa nhanh, Hà Nội đã tập trung thực hiện các biện pháp nhằm duy trì mức sinh thay thế trên địa bàn thành phố.
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi

Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Trong khoảng 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Thanh Nhàn đã tiếp nhận và điều trị gần 40 bệnh nhân mắc sởi. Đa số các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho và sổ mũi.
Hồi chuông cảnh báo tai nạn giao thông ở trẻ em

Hồi chuông cảnh báo tai nạn giao thông ở trẻ em

(LĐTĐ) Tai nạn giao thông luôn là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình và toàn xã hội, đặc biệt khi nạn nhân là trẻ em. Câu chuyện về bệnh nhi 14 tuổi, ở Hải Phòng, được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cứu sống vừa qua không chỉ là minh chứng cho sự tiến bộ trong y học và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các y bác sĩ, mà còn là hồi chuông cảnh báo đối với các gia đình và cộng đồng về an toàn giao thông ở trẻ em.
Sẽ nguy hiểm nếu tập thể thao quá sức

Sẽ nguy hiểm nếu tập thể thao quá sức

(LĐTĐ) Thời gian qua, các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tục tiếp nhận những trường hợp nhập viện do luyện tập thể dục, thể thao quá sức, không đúng cách. Theo các chuyên gia y tế, tập luyện thể dục thể thao rất có lợi cho sức khỏe nhưng tập luyện quá sức sẽ khiến “lợi bất cập hại”, khi có thể khiến cơ thể đối mặt với những nguy cơ nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Năm 2024, thành phố đặt chỉ tiêu tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 5 bệnh phổ biến đạt 89%.
Kích hoạt báo động đỏ cứu sống nhiều bệnh nhân bị tai nạn giao thông

Kích hoạt báo động đỏ cứu sống nhiều bệnh nhân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Trong những năm qua, quy trình báo động đỏ được triển khai tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, và đến nay đã trở thành hoạt động thường quy. Nhờ triển khai quy trình này đã rút ngắn thời gian, huy động nhanh mọi nguồn lực để cấp cứu kịp thời cho bệnh nhân, nhất là bệnh nhân bị tai nạn giao thông, nhờ đó đã có nhiều trường hợp nguy hiểm tính mạng được cứu sống ngoạn mục.
Xem thêm
Phiên bản di động