Đảm bảo điều trị liên tục cho bệnh nhân HIV trong dịch Covid-19
Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS Tiếp lửa hi vọng cho cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS |
Rào cản do sự kỳ thị và tự kỳ thị
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, tính từ đầu năm 2021 tới nay, cả nước ghi nhận 10.925 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính. Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV có 84,8% là nam giới, độ tuổi chủ yếu là từ 16-29 (46%) và 30-39 (29%), đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (79,1%) và qua đường máu (9,9%). Cũng từ đầu năm 2021 tới nay ghi nhận 1.528 trường hợp tử vong. Ước tính đến hết năm 2021, cả nước phát hiện khoảng 13.000 trường hợp HIV dương tính và 2.000 trường hợp tử vong
HIV/AIDS là căn bệnh mãn tính, phải điều trị liên tục, suốt đời với chi phí lớn. |
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, dịch Covid-19 đã làm cho nhiều khách hàng khó tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS và hậu quả dễ nhận thấy là số người nhiễm HIV trong 9 tháng đầu năm 2021 gia tăng so với năm 2020.
Nhằm ứng phó kịp thời với các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 tới chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Chính phủ, Bộ Y tế cũng như các địa phương đã triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống HIV trong bối cảnh dịch Covid-19. Trong đó, có xây dựng và ban hành kịp thời các hướng dẫn đáp ứng khẩn cấp để duy trì tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như: Hướng dẫn tiếp cận với khách hàng qua các ứng dụng online; hướng dẫn khách hàng tự xét nghiệm HIV; hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; đáp ứng khẩn cấp trong lĩnh vực điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bao gồm cả cấp thuốc nhiều tháng cho người bệnh mang về và điều trị ARV (thuốc kháng vi rút HIV)...
Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Long cho biết, thời gian tới Cục phòng chống HIV/AIDS sẽ tiếp tục tối ưu hoá phác đồ điều trị thuốc ARV cho người bệnh, lựa chọn thuốc ARV có khả năng ức chế vi rút cao, ít tác dụng phụ, giảm số lượng viên thuốc, giảm số lần uống. Chuyển phần lớn người nhiễm HIV sang sử dụng thuốc ARV nguồn quỹ Bảo hiểm y tế để đảm bảo người bệnh được duy trì điều trị thuốc ARV liên tục khi không còn nguồn thuốc viện trợ miễn phí. Điều trị thuốc ARV sớm cho người nhiễm mới phát hiện (điều trị trong ngày). Cấp thuốc ARV tối đa 90 ngày cho người bệnh ổn định. Bên cạnh đó, mở rộng quản lý điều trị bệnh đồng nhiễm như đồng nhiễm HIV/lao, đồng nhiễm HIV/viêm gan C, bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV nhằm giảm tử vong ở người nhiễm HIV. |
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS: Dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến việc tiếp cận và duy trì điều trị cho người nhiễm HIV và người điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (thuốc PrEP). Cụ thể, với những người thực hiện giãn cách xã hội tại một số địa phương, người sống tại khu vực bị cách ly, phong tỏa đã dẫn đến tình trạng người bệnh không thể đến được các cơ sở điều trị để khám, lĩnh thuốc hoặc làm xét nghiệm định kỳ.
“Một điểm rất lưu ý ở đây là do kỳ thị và tự kỳ thị vẫn là rào cản dẫn đến việc nhiều người nhiễm HIV đã lựa chọn giải pháp đi đến các cơ sở điều trị xa nơi mình ở để điều trị, thậm chí là đến tỉnh/thành phố khác. Do đó, giãn cách xã hội do Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì điều trị ở những trường hợp này”, Phó Giáo sư Nguyễn Hoàng Long phân tích.
Đặc biệt, với những người nhiễm HIV mắc Covid, nhất là người điều trị thuốc ARV chưa ổn định, thì nguy cơ điều trị nội trú, nguy cơ tử vong do Covid-19 cao hơn người không nhiễm HIV. “Hiện chúng tôi chưa có đánh giá chính thức nhưng qua các phản ảnh riêng lẻ, thì đã có một số người nhiễm HIV bị tử vong vì Covid-19” - lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS thông tin.
Song song với đó, tình trạng các doanh nghiệp bị đóng cửa do tác động của Covid-19 đã dẫn đến nhiều người nhiễm HIV thất nghiệp, thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) bị gián đoạn, hết hiệu lực. Điều này đã dẫn đến việc người nhiễm HIV không thể tiếp cận được với dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, trong đó có điều trị thuốc ARV.
Bên cạnh đó, với một số cơ sở điều trị cho người nhiễm HIV bị phong tỏa, cách ly do Covid -19, một số cơ sở y tế điều động sang thành bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19. Điều này dẫn đến việc người nhiễm HIV đang điều trị thuốc ARV, điều trị PrEP tại các cơ sở này phải chuyển sang điều trị tại các cơ sở khác… Như vậy có thể thấy đại dịch Covid-19 đã tác động rất nhiều đến việc tiếp cận và duy trì điều trị cho người nhiễm HIV và người điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV.
Đảm bảo bệnh nhân không bị ngắt quãng điều trị
Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết: Người bệnh HIV/AIDS là bệnh mãn tính, nếu vì lý do nào đó không được duy trì điều trị thuốc ARV liên lục họ có nguy cơ cao kháng thuốc và dẫn đến thất bại điều trị. Bởi vậy, nhằm giảm tác động của Covid-19 dẫn đến việc gián đoạn điều trị ở người nhiễm HIV, người sử dụng dịch vụ PrEP, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã có nhiều biện pháp can thiệp đã và đang được thực hiện nhằm hỗ trợ người bệnh.
Theo đó, Bộ Y tế và Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã ban hành nhiều công văn hướng dẫn cho các địa phương về việc cung cấp thuốc ARV cho người bệnh như: Cấp phát thuốc ARV nhiều tháng, gửi thuốc qua đơn vị vận chuyển, thông qua nhân viên y tế, nhân viên tình nguyện, đơn giản thủ tục khi tiếp nhận người bệnh chuyển về từ cơ sở khác… Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn khám chữa bệnh và thanh toán BHYT trong bối cảnh dịch Covid-19, trong đó có mục riêng đối với người bệnh HIV, người bệnh lao đối với các trường hợp người bệnh không thể đến được cơ sở khám chữa bệnh theo lịch hẹn để khám và lĩnh thuốc ARV.
Cục Phòng, Chống HIV/AIDS đồng thời xây dựng các kịch bản cho các tình huống có thể xảy ra trong bối cảnh Covid-19 và hướng xử trí cho từng tình huống.
PrEP được WHO khuyến cáo nên sử dụng đối với những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. |
Đặc biệt, Cục cũng đã thành lập nhóm đáp ứng nhanh trong cung cấp thuốc ARV điều trị người nhiễm với phương châm không để người nhiễm HIV nào bị dừng thuốc vì tác động của Covid-19. Thường trực của nhóm đặt tại Cục Phòng, chống HIV/AIDS, với sự tham gia của các bộ thuộc Cục Phòng, chống HIV/AIDS, các dự án, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các tỉnh/thành phố, bệnh viện trung ương, đại diện mạng lưới người sống chung với HIV, doanh nghiệp xã hội. Mạng lưới này đã kết nối các cơ sở điều trị có người nhiễm HIV chịu tác động của dịch Covid-19 với đại diện người sống chung với HIV, các cơ quan quản lý…. Mạng lưới hoạt động rất hiệu quả, hỗ trợ trực tiếp cho từng người bệnh khi họ không thể đến được cơ sở điều trị để lĩnh thuốc. Danh sách cán bộ hỗ trợ, điện thoại liên hệ của các cán bộ hỗ trợ và của gần 500 cơ sở điều trị trên toàn quốc được đăng tải trên trang web của Cục Phòng, chống HIV/AIDS nhằm hỗ trợ cho người nhiễm nhanh nhất có thể.
Đồng thời, Cục Phòng chống HIV/AIDS đã huy động nguồn thuốc ARV viện trợ để cung cấp điều trị cho người nhiễm HIV không thể tham gia BHYT nhằm đáp ứng khẩn cấp nhu cầu điều trị thuốc ARV của người bệnh. Cục cũng có văn bản gửi Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các tỉnh thành phố khẩn trương rà soát tình hình, mua thẻ và hỗ trợ người nhiễm HIV mua thẻ BHYT khi thẻ của họ bị gián đoạn .
Về phía địa phương, các đơn vị đã thực hiện rất nghiêm túc hướng dẫn của Bộ Y tế như cấp thuốc nhiều tháng, tiếp nhận, phát thuốc cho người bệnh đang điều trị tại cơ sở y tế khác, cấp ARV qua đơn vị vận chuyển, nhóm tình nguyện, nhóm đồng đẳng, chuyển đến cơ sở y tế nơi họ đang điều trị nội trú/cách ly, kể cả nhân viên y tế trực tiếp chuyển thuốc. “Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật một số tỉnh, thành phố chủ động lựa chọn phương án để chuyển thuốc cho người bệnh: Cấp giấy đi đường cho nhân viên tiếp cận cộng đồng, xét nghiệm Covid 3 ngày/lần cho nhóm này để đảm bảo họ đủ điều kiện tham gia giao thông chuyển thuốc cho người bệnh”, lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00