Tiếp lửa hi vọng cho cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS
Nguyễn Anh Phong từng đoạt giải thưởng “Hero” trong phòng chống HIV/AIDS năm 2018 do Liên minh vì sức khỏe tình dục nam giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Thái Lan bình chọn. Chàng trai này đã đi từ những công việc thiện nguyện đến con đường gắn với cộng đồng người bị nhiễm HIV/AIDS như một phần cuộc đời của mình.
Tham gia với tư cách là khách mời tại Hội thảo “Sự tham gia của khu vực tư nhân trong chương trình phòng chống HIV tại Việt Nam” được tổ chức mới đây tại Hà Nội, Phong đã có những chia sẻ về cuộc đời, về những khó khăn, kinh nghiệm trong quá trình 10 năm tham gia chăm sóc người bị nhiễm HIV.
Nguyễn Anh Phong từng đoạt giải thưởng “Hero” trong phòng chống HIV/AIDS năm 2018 |
Được biết, Phong bắt đầu tham gia các công tác thiện nguyện từ năm 2008. Sau nhiều lần vào viện nấu cơm cho các bệnh nhân, Phong nhận ra các bệnh nhân HIV ít được quan tâm hơn các đối tượng khác. Vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu sự kỳ thị với căn bệnh này vẫn còn nặng nề.
Nhiều năm về trước, sau một biến cố gia đình, Phong một thân một mình vào Sài Gòn với hai bàn tay trắng. Làm đủ thứ nghề để có tiền trang trải cuộc sống và học tập, hơn ai hết Phong hiểu để tồn tại được ở mảnh đất này là điều không hề dễ dàng.
Từng cô độc một mình, từng phải trải qua rất nhiều khó khăn để sống ở Sài Gòn này, Phong hiểu được rằng những lúc mình bơ vơ nhất, trơ trọi nhất mình kêu một tiếng: "Ai ơi" thì chỉ cần có 1 người trả lời "ơi" thôi cũng cảm thấy hạnh phúc và mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy anh đã quyết định dành thời gian để giúp đỡ những bệnh nhân HIV, để họ không cảm thấy cô đơn trên hành trình của mình.
Trong suốt gần 10 năm qua, ngoài thời gian đi làm, Phong dành toàn bộ thời gian nghỉ ngơi của bản thân để chăm sóc cho những người HIV/AIDS, kết nối và hỗ trợ điều trị, hỗ trợ việc làm, vận động những chính sách cho người nhiễm HIV/AIDS, hay trợ giúp pháp lý...
Những năm gần đây, bệnh nhân HIV được hỗ trợ điều trị thuốc ARV (thuốc điều trị HIV/AIDS) miễn phí tại các cơ sở y tế trong nước. Tuy nhiên, từ đầu năm 2018 các tổ chức quốc tế bắt đầu cắt giảm tài trợ, người bị phơi nhiễm HIV/AIDS phải tự chi trả cho quá trình điều trị thông qua bảo hiểm y tế. Trong trường hợp này những người bệnh ngại tiết lộ thông tin cá nhân và người không có giấy tờ tuỳ thân (không mua được bảo hiểm y tế) thì sẽ gặp nhiều cản trở trong việc điều trị.
Trước những khó khăn đó, Phong và một số y bác sĩ đã cùng nhau lập nên một phòng khám mang tên “Nhà Mình” nhằm hỗ trợ các bệnh nhân có “H”. Ở “Nhà Mình” các bác sĩ đa số đều làm việc tận tâm mà không màng đến tiền bạc, bởi số “tiền lương” mà họ nhận chẳng đủ chi trả tiền xăng xe đi lại mỗi ngày.
Phong (thứ 2 từ trái sang) tham gia trong rất nhiều các hoạt động chia sẻ, phổ biến kiến thức HIV/AIDS cho cộng đồng |
“Nhà Mình” hỗ trợ điều trị miễn phí cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn và những gia đình có từ 3 người bệnh trở lên. Và một điều đặc biệt là nơi đây luôn ở rộng cửa với người bệnh bất kể giờ nào trong ngày. Phong chia sẻ: “Tôi muốn lấy cái tên nhà mình cho gần gũi và thân thiện với mọi người, các bạn đến các bạn thấy an tâm hơn”.
Phong cho rằng những người sống chung với HIV ngoài việc sử dụng thuốc thì có một cái cơ bản cần duy trì hơn đó là làm sao để họ tuân thủ điều trị bằng nhiều hoạt động khác ví dụ là hỗ trợ chăm sóc xã hội, hỗ trợ về tâm lý, hỗ trợ về những vấn đề liên quan. Đặc biệt, Phong mong muốn giúp cho người bị HIV có thể tham gia tất cả những cái dịch vụ, tuân thủ điều kiện và duy trì nó một cách ổn định.
Trong quá trình làm việc, Phong cho biết mình cũng đã phải gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ như hiện tại có rất nhiều trường hợp còn ẩn kín tức là có HIV rồi nhưng họ không tiếp nhận điều trị.
“Hiện tại bây giờ mình có rất nhiều chương trình. Trong đó có cả những chương trình về dự phòng PrEp, tầm soát tức là xét nghiệm HIV trước nhưng mà hầu như họ không tham gia. Nhiều trường hợp biết mình có nguy cơ nhưng vì nhiều rào cản khiến cho họ e dè. Đây chính là lí do phòng khám Nhà Mình muốn cùng với hệ thống y tế công tức là hệ thống y tế Nhà nước có thể hỗ trợ cho những đối tượng này, họ có thể tự tin tham gia vào các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam”, Phong chia sẻ.
Mỗi ngày tiếp xúc mỗi người bệnh mỗi hoàn cảnh, mỗi con đường bị lây bệnh khác nhau, Phong càng cảm thấy mình phải hành động, đưa cánh tay mình ra cho những người có HIV/AIDS nắm lấy. Những việc người đàn ông này đã và đang làm xứng đáng với tên gọi "trái tim vì cồng đồng".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31