Đảm bảo an toàn cho học sinh trên không gian mạng
Nâng cao nhận thức cộng đồng về “Sống số lành mạnh” Kiểm soát chặt vi phạm pháp luật trên không gian mạng |
Xuất phất từ nhu cầu thực tiễn
Trong những năm qua, tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó có Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ việc trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng do việc tiếp cận và sử dụng mạng xã hội không đúng cách. Bên cạnh việc bị xâm hại, trẻ còn phải đối mặt với các nguy cơ như: Mất thông tin cá nhân, lừa đảo, hay thậm chí bị lôi kéo tham gia những thử thách nguy hại đến tính mạng, trái pháp luật…
Học sinh hào hứng tham gia tiết học về Luật An ninh mạng. (Ảnh chụp thời điểm chưa xảy ra dịch Covid-19). Ảnh: Lê Thắm |
Tại quận Bắc Từ Liêm, theo chia sẻ của Thiếu tá Phương Minh Thắng - Phó Trưởng Công an quận, hiện trên địa bàn quận có 16 trường trung học cơ sở với gần 13.000 học sinh. Thời gian qua, Công an quận đã tiếp nhận, giải quyết 16 vụ việc trẻ em dưới 14 tuổi bị xâm hại. Trong đó, có vụ trẻ em bị đối tượng quen trên mạng dụ dỗ, sau đó thực hiện hành vi xâm hại. Có học sinh tự tử, để lại thư tuyệt mệnh do chán nản, áp lực với cuộc sống nhưng không thể chia sẻ với người thân trong gia đình. Một phần nguyên nhân dẫn đến hành vi tiêu cực này cũng là do việc thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Trước thực tế đó, Công an quận đã tham mưu Ủy ban nhân dân (UBND) quận triển khai thực hiện mô hình điểm “Vì môi trường mạng xã hội bình yên” tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận.
Đầu năm 2021, lực lượng Công an đã tổ chức mô hình với nhiều nội dung, biện pháp hay, sáng tạo, phù hợp lứa tuổi học sinh; hướng dẫn các kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi sử dụng mạng xã hội. Các buổi tuyên truyền trực tiếp cũng được tổ chức đến học sinh với hình thức cải tiến bằng các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm và các video, slide hình ảnh minh họa dí dỏm tạo hứng thú cho người học. Bên cạnh đó, tận dụng tối đa ưu thế của mạng xã hội trong triển khai mô hình, Công an quận đăng tải các bản tin tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm và chia sẻ lên trên 100 nhóm tương tác (Zalo, Facebook...) do Công an quận thiết lập và gần 500 nhóm tương tác của các trường, các lớp để công tác tuyên truyền được lan tỏa rộng rãi. Từ đó, thu hút sự tương tác của trên 24.000 lượt thành viên và tiếp nhận và xử lý gần 1.000 lượt tương tác của phụ huynh và học sinh.
“Nhờ sự nỗ lực và sáng tạo của Công an quận, mô hình đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp phát hiện, xử lý kịp thời nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến mạng xã hội. Đồng thời, mô hình cũng giúp học sinh ứng xử ngày càng văn minh trên mạng xã hội, hiện tượng bắt nạt trực tuyến và bạo lực học đường... không xảy ra với học sinh trên địa bàn” - Thiếu tá Phương Minh Thắng nhận định.
Tương tự, tại thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn) mô hình này cũng được chú trọng và tổ chức triển khai thí điểm tại Trường Trung học phổ thông Đa Phúc. Trung tá Trần Đức Vinh - Trưởng Công an thị trấn, cho biết, qua nắm bắt tình hình, hiện nay, các cháu học sinh sử dụng các mạng xã hội, Internet tăng lên so với trước rất nhiều. Điều này dẫn đến việc tiềm ẩn nhiều vấn đề về an ninh mạng. Đặc biệt là đối với học sinh cấp 2, cấp 3, nhận thức về môi trường mạng chưa cao, dễ tiếp cận phải những thông tin sai trái, xuyên tạc. Trước tình hình đó, Công an thị trấn đã tham mưu, làm việc với Ban Giám hiệu Trường Trung học phổ thông Đa Phúc để thực hiện thí điểm mô hình “Quản lý học sinh trên không gian mạng”. Nội dung chính của mô hình là thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, giáo viên nêu cao ý thức cảnh giác, chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước, nội quy, quy chế hoạt đông của nhà trường và các vấn đề liên quan đến Luật An ninh mạng, không gian mạng.
Mô hình hay cần nhân rộng
Được biết, các mô hình đảm bảo an toàn cho học sinh trên không gian mạng được triển khai đã thu được nhiều kết quả tích cực. Các em hoc sinh rất hứng thú với các tiết học ngoại khóa cũng như việc được giao lưu với các thầy cô, lực lượng công an về những vấn đề nguy hiểm thường gặp trên môi trường mạng. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, công tác tuyên truyền về an ninh mạng cho các em gặp gián đoạn do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh phải chuyển từ học trực tiếp sang học online. Để thích ứng với tình hình mới, Công an quận Bắc Từ Liêm đã linh hoạt, triển khai theo cách mới đó là lồng ghép vào các tiết học qua Zoom của các em học sinh.
Mô hình được lồng ghép trong các tiết học qua Zoom. |
Thiếu tá Phương Minh Thắng chia sẻ, trong khi công tác tuyên truyền trực tiếp đang bị gián đoạn và không thể triển khai sớm, Công an quận đã linh hoạt, sáng tạo triển khai mô hình với cách thức, biện pháp tuyên truyền mới phù hợp thực tiễn qua hình thức trực tuyến trên cơ sở biên soạn và xây dựng các nội dung, tài liệu tuyên truyền dưới các giáo án điện tử, các video bài giảng với những hình ảnh, slide phong phú… để triển khai đồng loạt tới các nhà trường qua đó dễ dàng đăng tải, chia sẻ, tuyên truyền rộng rãi lên các nhóm Zalo, Facebook, Fanpage cũng như triển khai các tiết học Zoom trực tuyến tới 100% học sinh và phụ huynh.
Về phía Trường Trung học phổ thông Đa Phúc, cô Nguyễn Thị Minh Lương - Giáo viên của trường, chia sẻ: Việc học online sẽ tạo cơ hội cho các em tiếp xúc nhiều hơn với môi trường mạng và cũng dẫn đến nguy cơ cao bị tấn công bởi những điều không hay. Trước tình hình đó, nhà trường đã phát huy tối đa mô hình “Quản lý học sinh trên không gian mạng” bằng cách lồng ghép vào những tiết học trực tuyến. Cụ thể, nhà trường khuyến khích các em thay vì dành thời gian chơi điện tử hay những tìm hiểu những thứ không lành mạnh nên tham gia vào các cuộc thi trực tuyến do nhà trường tổ chức như: Thi thiết kế poster chúc mừng ngày thành lập Đoàn 26/3, thết kế khung đại diện cho đoàn viên, thanh niên; thi thiết kế thiệp chúc mừng ngày 20/10, 20/11 online, tổ chức các cuộc thi online hưởng ứng phòng, chống dịch Covid-19. Thành lập trang Facebook dành riêng cho học sinh đang theo học tại trường để làm nơi giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm học tập… “Nhờ đó, giúp các em thoải mái tinh thần trong quá trình phải học online, tránh xa tệ nạn xã hội. Với sự linh động, sáng tạo, Trường Trung học phổ thông Đa Phúc cũng trở thành một trong những ngôi trường có thành tích nổi bật trong việc quản lý, dạy và học trong quá trình dạy học online cho học sinh”, cô Lương cho hay.
Theo Trung tá Trần Đức Vinh - Trưởng Công an thị trấn Sóc Sơn, với thành công của mô hình “Quản lý học sinh trên không gian mạng” được thí điểm tại Trường Trung học phổ thông Đa Phúc, thời gian tới, Công an thị trấn sẽ tiếp tục nhân rộng tại các trường học khác trên địa bàn và tiến tới là tham mưu đề xuất với lãnh đạo triển khai trên toàn huyện. “Đây là một mô hình hay, có tác động tích cực tới nhận thức của học sinh và cần được nhân rộng tới các địa phương trên cả nước”- Trung tá Trần Đức Vinh nhấn mạnh./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40