Đại lộ sinh đại phú!

(LĐTĐ) Giao thông là mạch máu của nền kinh tế. Thực tiễn đã chứng minh, ở đâu hạ tầng giao thông đi trước, trong đó có việc mở mang hệ thống đường bộ hiện đại, ở đó kinh tế ắt sẽ phát triển. Dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội kỳ vọng sẽ là bước khởi đầu để thúc đẩy cả vùng Thủ đô rộng lớn phát triển xứng tầm khu vực.
Sớm hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Góp ý dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Tăng tính kết nối Vùng để thúc đẩy phát triển hạ tầng Hà Nội họp bàn triển khai, phân công nhiệm vụ thực hiện Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô

Với sự chuẩn bị công phu của thành phố Hà Nội, các địa phương cùng các bộ, ngành liên quan, sau nhiều cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện, vừa qua Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội. Theo đó, phạm vi đầu tư dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội có tổng chiều dài khoảng 112,8km (gồm 103,1km đường vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long).

Đại lộ sinh đại phú!
Ảnh minh họa.

Trong đó, dự án có 58,2km đi qua thành phố Hà Nội, 19,3km đi qua tỉnh Hưng Yên, 25,6km đường vành đai 4 và tuyến nối 9,7km đi qua tỉnh Bắc Ninh. Nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.341ha. Điểm đầu đường vành đai 4 tại km3 + 695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Điểm cuối tại km40 + 500 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh đó đầu tư 9,7km đường nối từ cuối đường vành đai 4, từ cao tốc Nội Bài - Hạ Long theo quy hoạch đến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang nhằm khép kín dự án.

Tuyến đường vành đai 4 được giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh với bề rộng từ 90 đến 135m. Giai đoạn 1 đầu tư với quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, tốc độ thiết kế 80km/h, bề rộng đường 17m (bề rộng cầu 17,5m); các yếu tố hình học được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Đầu tư đường song hành 2 bên qua khu đô thị, khu dân cư (bố trí không liên tục) quy mô mỗi bên rộng 12m.

Trên cơ sở kinh nghiệm đầu tư các tuyến đường vành đai, đặc biệt là đường vành đai 3 Hà Nội, để giải quyết các giao cắt hai bên tuyến, Chính phủ lựa chọn phương án 65% chiều dài đường vành đai 4 đi trên cao. Còn khoảng 39,13km (Hà Nội 10,53km, Hưng Yên 8,4km, Bắc Ninh 20,2km) được thiết kế đi thấp để phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Dự án đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội được chia thành 7 dự án thành phần, tách riêng phần giải phóng mặt bằng và phần xây dựng đường song hành triển khai độc lập theo địa giới hành chính giữa các địa phương.

Riêng dự án thành phần 3: Đầu tư hệ thống đường cao tốc toàn tuyến và tuyến nối 9,7 km đi đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, thực hiện theo phương thức đối tác công - tư (PPP, hợp đồng BOT) do UBND thành phố Hà Nội làm cơ quan có thẩm quyền, được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư.

Dự án thực hiện theo hình thức đầu tư công do các địa phương quyết định đầu tư. Chính phủ giao UBND thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 85.813 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Trung ương là 28.200 tỷ đồng; ngân sách địa phương 28.203 tỷ đồng (Hà Nội 23.594 tỷ đồng, Hưng Yên 1.509 tỷ đồng, Bắc Ninh 3.100 tỷ đồng); vốn BOT của nhà đầu tư PPP (hợp tác công tư) 29.410 tỷ đồng.

Về tiến độ, Chính phủ dự kiến thời gian chuẩn bị dự án từ năm 2021 - 2023. Bồi thường, tái định cư triển khai từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2024. Đầu tư xây dựng hệ thống đường đô thị đường song hành từ 2022-2026, đầu tư xây dựng phần đường cao tốc toàn tuyến và tuyến nối 9,7km từ 2022-2025.

Dự án đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tới và chắn chắn với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Dự án đường vành đai 4- vùng Thủ đô Hà Nội sẽ được Quốc hội thông qua. Chúng ta kỳ vọng với việc khởi động dự án đường vành đai 4 sẽ tạo ra sự kết nối toàn vùng Thủ đô phát triển theo đúng mục tiêu đã được đề ra trong Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/05/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

“Đại lộ sinh đại phú”, nếu dự án vành đai 4 triển khai và hoàn thành đúng tiến độ sẽ tạo ra động lực lớn để đưa vùng Thủ đô (gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình) phát triển xứng tầm khu vực./.

L.Hà

Bài viết cùng chủ đề

Dự án đường Vành đai 4

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Báo Lao động Thủ đô long trọng kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Lao động Thủ đô long trọng kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(LĐTĐ) Sáng 30/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, báo Lao động Thủ đô long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên ...
Chất lượng dịch vụ của VinBus được đánh giá vượt trội, xếp hạng 5 sao

Chất lượng dịch vụ của VinBus được đánh giá vượt trội, xếp hạng 5 sao

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Thành phố Hà Nội vừa công bố kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng ...
Quản lý thị trường Hà Nội nhận khen thưởng đột xuất

Quản lý thị trường Hà Nội nhận khen thưởng đột xuất

(LĐTĐ) Ngày 29/3, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh đã trao tặng Giấy khen cho 2 tập thể và 4 cá nhân có thành tích ...
Công ty tài chính góp phần "giải vây" người dân khỏi tín dụng đen

Công ty tài chính góp phần "giải vây" người dân khỏi tín dụng đen

(LĐTĐ) Dù thường bị hiểu nhầm và đánh đồng với tín dụng đen, các công ty tài chính đang đóng vai trò quan trọng trong việc đầy lùi các hình thức ...
Chống lại biến đổi khí hậu, vì mục tiêu phát triển bền vững

Chống lại biến đổi khí hậu, vì mục tiêu phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Nestlé Việt Nam đồng hành cùng người tiêu dùng triển khai các chuyến đi trồng rừng tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu Bảo tồn thiên nhiên Văn ...
Vingroup là “Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững”

Vingroup là “Nhà phát hành tốt nhất về tài chính bền vững”

(LĐTĐ) Hà Nội, ngày 29/03/2023 - Vingroup công bố vừa được The Asset Triple A Country Awards vinh danh là “Nhà Phát hành tốt nhất về tài chính bền vững” năm ...
Hàng trăm người tham gia hiến máu “Ngày thứ 7 sẻ chia” tại dự án The Terra - An Hưng

Hàng trăm người tham gia hiến máu “Ngày thứ 7 sẻ chia” tại dự án The Terra - An Hưng

(LĐTĐ) Ngày 25/3 vừa qua, Văn Phú - Invest đã phối hợp cùng Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo tại dự án The Terra ...

Tin khác

Cần nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của “đại bàng”

Cần nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của “đại bàng”

(LĐTĐ) “Dọn tổ đón đại bàng”, một cách ví von về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, hành lang pháp lý liên quan đến đầu tư và kết cấu hạ tầng để đón những nhà đầu tư có tầm cỡ, những tập đoàn lớn đến tìm hiểu cơ hội, hợp tác kinh doanh.
Rất cần chính sách y tế riêng với các khu công nghiệp

Rất cần chính sách y tế riêng với các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Tại chương trình Đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với thanh niên Việt Nam năm 2023, diễn ra ngày 22/3, một trong những vấn đề được thanh niên quan tâm chính là cần có chính sách bảo vệ, chăm lo sức khỏe cho thanh niên để đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn nhân lực chất lượng cao; đặc biệt là lao động trẻ tại các khu công nghiệp.
Dọn “tổ” đón “đại bàng”

Dọn “tổ” đón “đại bàng”

(LĐTĐ) Khi mạng xã hội thông tin Tập đoàn Samsung sẽ dời nhà máy từ Việt Nam sang Ấn Độ, thì tại buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thái Nguyên,Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho khẳng định không có chuyện như vậy. Nghĩa là Việt Nam vẫn là “thành trì” của Samsung và họ sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư. Bằng chứng là vào cuối tháng 12 năm ngoái, Samsung đã khánh thành trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Hà Nội, đây được coi là cơ sở R&D lớn nhất Đông Nam Á của tập đoàn này, hướng tới mục tiêu trở thành địa điểm chiến lược của hãng về nghiên cứu và phát triển quy mô lớn thu hút hàng nghìn lao động.
Phải thu hồi đất dự án “trao tay”, “đắp chiếu”!

Phải thu hồi đất dự án “trao tay”, “đắp chiếu”!

(LĐTĐ) Mặc dù mới đưa ra lấy ý kiến nhân dân thời gian ngắn, nhưng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã lập kỷ lục về số người tham gia đóng góp ý kiến. Đơn giản, đất đai với người dân gắn bó như “cá với nước; máu với thịt”. Những bất cập của luật hiện hành đã làm nảy sinh các vụ khiếu kiện kéo dài liên quan đến đất đai thời gian qua.
Lương tăng, nhà giảm giá!

Lương tăng, nhà giảm giá!

(LĐTĐ) Lương, thu nhập tăng, giá nhà giảm là mong mỏi của tất cả người lao động để cụ thể hóa giấc mơ an cư. Còn xét trên góc độ quản lý nhằm đưa quỹ đạo lương - giá về một thể thống nhất, đúng quy luật của kinh tế học.
Sửa đổi Luật đất đai, ba điều mong chờ

Sửa đổi Luật đất đai, ba điều mong chờ

(LĐTĐ) Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đang trong quá trình lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Nhìn chung, dư luận nhân dân rất phấn khởi và tin tưởng việc sửa đổi lần này sẽ khắc phục được những khuyết tật liên quan đến lĩnh vực đất đai thời gian qua.
Siết chặt thuế thu nhập từ kinh doanh online

Siết chặt thuế thu nhập từ kinh doanh online

(LĐTĐ) Cách mạng 4.0 với sự lên ngôi của khoa học, công nghệ thì việc chuyển đổi số để hướng tới mô hình chính quyền số, xã hội số, kinh tế số đang là xu thế của tất cả các quốc gia. Trong đó, kinh doanh trên nền tảng số (kinh doanh online) đang trở thành xu hướng và là công việc chân chính. Vấn đề quan trọng là quản lý nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, đặc biệt thuế thu nhập ra sao mới là điều đáng bàn.
Nhà ở công nhân…

Nhà ở công nhân…

(LĐTĐ) Nhà ở công nhân không chỉ là vấn đề an sinh xã hội mà còn liên quan đến cả lĩnh vực năng suất lao động. Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tại các khu công nghiệp muốn tạo ra giá trị sản xuất, kinh doanh cao phải đảm bảo việc tái tạo sức lao động của công nhân, trong đó vấn đề nhà ở (an cư) là trụ cột.
Nỗ lực tìm lại vỉa hè cho người đi bộ

Nỗ lực tìm lại vỉa hè cho người đi bộ

(LĐTĐ) “Vỉa hè” có lẽ là một trong những cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trong quãng ít ngày gần đây. Đặc biệt là khi Ban Chỉ đạo 197 của Hà Nội ban hành Kế hoạch số 01/KH-BCĐ197 về tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.
Đại lộ sinh đại phú

Đại lộ sinh đại phú

(LĐTĐ) Người xưa đã đúc kết: “Phi thương bất phú”. Nghĩa là không làm ăn buôn bán, không giao thương thì chẳng bao giờ có thể giàu lên được. Tuy nhiên, muốn mở rộng giao thương, muốn phát triển kinh tế thì phải phát triển, mở mang giao thông “Đại lộ sinh đại phú”.
Xem thêm
Phiên bản di động