Đại biểu Quốc hội: Vi rút sợ mua sắm đã lan tới Bộ Y tế?

(LĐTĐ) Nêu những vấn đề tồn tại trong ngành Y tế, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận tổ, sáng 25/5, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh) dẫn chứng về việc thiếu vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia và cho rằng: Chúng ta cứ nói cán bộ y tế ở các cơ sở sợ, không dám mua sắm nhưng bây giờ dường như vi rút sợ mua sắm đã lan tới Bộ Y tế?
Bỏ giá sàn, giữ giá trần vé máy bay nội địa Thường vụ Quốc hội đề nghị không bãi bỏ hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu Dự án Luật Đấu thầu phải khơi thông được các điểm nghẽn hiện tại

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia là chương trình đặc biệt cần thiết với những bệnh bắt buộc phải có vắc xin. Năm 2014, nhiều trẻ em tại Hà Nội đã bị tử vong trong dịch sởi. Báo cáo cho thấy tỷ lệ tiêm chủng hiện nay chưa đạt mục tiêu. Tại thành phố Hồ Chí Minh, nguồn vaccine đã cạn kiệt.

Đại biểu Quốc hội: Virus sợ mua sắm đã lan tới Bộ Y tế?
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại tổ. (Ảnh: QH)

“Mặc dù chúng ta có vắc xin dịch vụ nhưng không phải ai cũng có điều kiện. Vậy người dân sẽ xử lý như thế nào, đặc biệt là những người lao động không có điều kiện?”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan đặt vấn đề.

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, ngoài chất lượng vắc xin còn có vấn đề thời điểm tiêm chủng. Đối với một số bệnh, nếu tiêm chủng chậm, không đúng thời điểm thì vaccine không còn tác dụng: Đối với trường hợp trẻ nhỏ bị mắc bệnh mà có thể phòng được bằng chương trình tiêm chủng mở rộng thì đau xót tới chừng nào; thậm chí có thể ảnh hưởng tới cả cuộc đời của trẻ.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan bày tỏ ngạc nhiên trước lý do Bộ Tài chính chuyển nguồn từ ngân sách Trung ương về cho ngân sách địa phương nên Bộ Y tế đã giao cho Sở Y tế các tỉnh, thành xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng và báo cáo Ủy ban nhân dân (UBND) địa phương bố trí kinh phí, tổ chức mua sắm vắc xin.

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, ngân sách nào cũng là của nhân dân, Bộ Y tế cứ đấu thầu tập trung quốc gia, đàm phán giá để các địa phương có căn cứ, ký hợp đồng với công ty. Trong lĩnh vực vaccine có rất ít nhà cung cấp nên hoàn toàn đáp ứng với các hình thức như đàm phán giá, đấu thầu quốc gia. Nếu xé các gói thầu, không phải địa phương nào cũng có thời gian, tiền bạc để xử lý, mua sắm.

Hoan nghênh ý kiến chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, nhất là mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, tổ chức việc đặt hàng hoặc đấu thầu tập trung, không để thiếu vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan đặt câu hỏi: Bộ Y tế đã làm được tới đâu, triển khai thế nào?

Đại biểu Quốc hội: Virus sợ mua sắm đã lan tới Bộ Y tế?
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan phát biểu tại tổ. (Ảnh: QH)

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, đây thực tế là vấn đề đơn giản song có hiện tượng đùn đẩy khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, người dân không có vắc xin tiêm cho con em mình. “Bộ Y tế phải khẩn trương thực hiện và tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ để đảm bảo nguồn vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh.

Ngoài ra, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cũng đề cập tới vấn đề thuốc hiếm. Trong những ngày gần đây, thuốc hiếm là câu chuyện đang được quan tâm khi có các bệnh nhân tại thành phố Hồ Chí Minh bị ngộ độc botulinum dẫn đến liệt cơ hoàn toàn, nguy cơ tử vong cao nhưng Việt Nam lại không có thuốc điều trị. Với những quy định hiện nay, các bệnh viện lúc nào cũng trong tình trạng nơm nớp lo sợ vì không có thuốc điều trị cho bệnh nhân.

“Trước đó, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) cũng phân tích, do số lượng thuốc hiếm cần ít, chỉ vài lọ nên các cơ sở y tế muốn mua cũng không có nơi nào bán”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho biết và mong muốn Chính phủ chỉ đạo, lấy nhu cầu thuốc hiếm của quốc gia, tính toán số lượng, thậm chí dư hơn thiếu để mua sắm. Bởi khi bệnh nhân phải thở máy, chi phí điều trị sẽ cao hơn nhiều lần so với mua thuốc.

“Thủ tục hành chính qua nhiều cấp, phòng ban có thể bị “để trong ngăn kéo”. Chính phủ nên chỉ đạo mua thuốc về trước, đàm phán thương thảo chắc chắn sẽ được giá rẻ hơn; sau đó có thể lưu trữ thuốc ở 2 trung tâm lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sinh mạng con người không thể đợi quy trình”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội: Virus sợ mua sắm đã lan tới Bộ Y tế?
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ. (Ảnh: QH)

Phát biểu tại tổ trong phiên họp Quốc hội, sáng 25/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định) đã khá thẳng thắn chia sẻ những vướng mắc hiện còn là rào cản cho phát triển hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, với các vướng mắc như đại biểu Quốc hội chia sẻ (giải ngân vốn đầu tư công; việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng khi triển khai các dự án; sử dụng vốn đầu tư công cho sửa chữa, cải tạo nâng cấp các công trình…) cần phải được tháo gỡ. Muốn vậy, cần phải thực hiện một luật sửa nhiều luật, phải tập hợp những khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực, trên cơ sở căn cứ ý kiến của các địa phương, đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội để từ đó trình Chính phủ, trình Quốc hội sửa, tháo gỡ những nút thắt đang còn là rào cản cho phát triển hiện nay…

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng nêu một số vấn đề mà trước đó một số đại biểu Quốc hội nêu, như việc bố trí dự toán kinh phí cho mua vaccine tiêm chủng cho trẻ em.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, trước năm 2020, Chính phủ quy định nguồn chi thường xuyên mua vaccine tiêm chủng, nhưng đến 28/11/2020, Chính phủ ban hành quy định đưa vào chi thường xuyên, phần nào của địa phương thì địa phương bố trí. Về phía Bộ Tài chính, Bộ đã bố trí dự toán cho Bộ Y tế bố trí mua vắc xin tiêm chủng năm 2023.

Liên quan đến vướng mắc trong giải ngân mà câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” nhưng vẫn chưa giải quyết được, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, cần phải sửa Luật Đầu tư công, bởi hiện nay các bộ, ngành, địa phương đều vướng với quy định, có vốn mới được lập dự án và phải có dự án mới có vốn, nếu như vậy thì sẽ không thể làm được.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 4/11, Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và một số nội dung khác.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba

(LĐTĐ) Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Cuba, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công viên mang tên Người ở Thủ đô La Habana; thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba.
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới

Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại thành phố Hà Nội năm 2024 tại Cuba, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP).
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

Qua thực hiện sắp xếp đối với 25 đơn vị hành chính cấp huyện, 756 đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 – 2025, 37 tỉnh, thành phố giảm được 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động