Thường vụ Quốc hội đề nghị không bãi bỏ hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu
Ông Lê Quang Mạnh nêu rõ, dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 10 chương và 99 điều (giữ nguyên số chương, tăng thêm 1 điều). Trong đó, bỏ 5 điều và thêm 6 điều, giữ nguyên 21 điều, sửa đổi nội dung 48 điều, chỉnh sửa câu chữ, kỹ thuật văn bản 20 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp. (Ảnh: QH) |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không bãi bỏ các hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu đã được áp dụng ổn định trong thời gian qua để tránh các xáo trộn không cần thiết.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý Điều 23 quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt theo hướng giảm một số trường hợp chỉ định thầu; bổ sung quy định rõ, cụ thể hơn về nguyên tắc áp dụng và các trường hợp đặc biệt tại Điều 29 của dự thảo Luật.
Đồng thời, chỉ đạo cơ quan thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về các trường hợp, điều kiện tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất cũng như cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư… để bảo đảm tính khả thi, thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
Tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) cho biết, dự thảo Luật đã tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và sửa đổi theo hướng tích cực, phù hợp với các luật khác.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo giải trình. (Ảnh: QH) |
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Hữu Chính cho rằng còn một số vấn đề cần làm rõ thêm. Cụ thể, theo quy định về hồ sơ mời thầu tại khoản 1 Điều 44, những nhà thầu có kinh nghiệm thực hiện nhiều hợp đồng trước đó sẽ có lợi thế hơn. Để Hội đồng đấu thầu thực hiện thực sự minh bạch, có hiệu quả thì cần tạo ra môi trường bình đẳng giữa các nhà thầu, không nên chỉ hạn chế tập trung lựa chọn nhà thầu, nhà kinh doanh có kinh nghiệm mà hạn chế cơ hội cho các doanh nghiệp trẻ nhưng có sự đầu tư bài bản, hoàn toàn có đủ điều kiện thực hiện tốt gói thầu.
Theo đại biểu Nguyễn Hữu Chính, kinh nghiệm đã thực hiện các dự án tương tự trước đó chỉ là một trong những tiêu chí rất nhỏ trong hồ sơ mời thầu; hồ sơ mời thầu cần tập trung vào những yếu tố chính liên quan đến chất lượng, tiến độ, giá cả gói thầu. Trường hợp vẫn lựa chọn yếu tố về uy tín của nhà thầu thì cần có quy định cụ thể, cơ sở, tiêu chí xác định đánh giá uy tín của nhà thầu.
Về chỉ định thầu, đại biểu Nguyễn Hữu Chính nhất trí với quy định tại Điều 23 dự thảo Luật quy định về các trường hợp được chỉ định thầu, trong đó bổ sung trường hợp gói thầu cung cấp thuốc, hóa chất, thiết bị y tế để cấp cứu người bệnh trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ thuốc, hóa chất, thiết bị y tế. Gói thầu mua thuốc, thiết bị y tế chỉ duy nhất có một hãng sản xuất trên thị trường do yêu cầu giải pháp công nghệ. Áp dụng chỉ định thầu trong trường hợp này là giải pháp kịp thời đối với các trường hợp cấp bách. Tuy nhiên, để tránh bị lạm dụng, đại biểu cho rằng cần cân nhắc và quy định chi tiết tiêu chí, điều kiện áp dụng, hình thức chỉ định thầu.
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính phát biểu ý kiến. (Ảnh: QH) |
Đối với các gói thầu tư vấn, thi công, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, rà phá bom mìn, vật nổ để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, đại biểu cho rằng cần xem xét kỹ lưỡng có nên đưa trường hợp này áp dụng quy định chỉ định thầu hay không. Theo đại biểu Nguyễn Hữu Chính, việc thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác giải phóng mặt bằng tương đối phổ biến, không quá phức tạp và cũng không mang tính đặc thù để lựa chọn hình thức chỉ định thầu mà không áp dụng hình thức đấu thầu là không cần thiết.
Đại biểu Lê Thị Song An (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An) nêu ý kiến, về các hành vi bị cấm, cần làm rõ hơn các hành vi bị cấm như “thông thầu, dàn xếp, thỏa thuận”, “cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu”.
“Hiện nay hành vi gian lận trong đấu thầu rất phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó nhận biết do chưa có quy định cụ thể. Việc có quy định cụ thể về các hành vi bị cấm sẽ giúp công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu và việc thi hành pháp luật đấu thầu được thi hành công khai, chặt chẽ và minh bạch hơn”, đại biểu Đoàn tỉnh Long An nêu ý kiến.
Đại biểu Lê Thị Song An phát biểu ý kiến. (Ảnh: QH) |
Còn theo đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc), cần đánh giá tác động trường hợp doanh nghiệp nắm giữ 50% vốn điều lệ.
Về phạm vi điều chỉnh, Điều 1 dự thảo quy định luật này quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu, hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.
Đại biểu Trần Văn Tiến đặt câu hỏi, hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu và hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh có thuộc hoạt động đấu thầu không? Nếu thuộc hoạt động đấu thầu thì không cần phải nhắc lại tại điều này. Khi đó, Điều 1 được thể hiện lại như sau: Luật này quy định về hoạt động đấu thầu, quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu.
Đại biểu Trần Văn Tiến phát biểu ý kiến. (Ảnh: QH) |
Tại Điểm b quy định gói thầu trang thiết bị, cơ sở vật chất…cho doanh nghiệp nhà nước, nhưng nếu áp dụng theo phương án 2, thì với doanh nghiệp nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống sẽ do doanh nghiệp quyết định theo Luật Doanh nghiệp, khi đó vốn nhà nước trong doanh nghiệp có thể nắm giữ đến 50% vốn điều lệ nhưng không kiểm soát được. Do vậy, đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra đánh giá tác động đối với những trường hợp doanh nghiệp có vốn nhà nước nắm giữ đến 50% vốn điều lệ.
“Khi doanh nghiệp liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác nhưng tỷ trọng vốn của doanh nghiệp nhà nước thực hiện gói thầu, dự án chưa đến 50% thì được xử lý như thế nào?”, đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55