Đại biểu Quốc hội: Không thể chấp nhận năm nào cũng có phản ánh về sách giáo khoa
Đại biểu phản ánh lãng phí nhiều tỷ đồng từ hai bộ sách giáo khoa lớp 1 “bỗng dưng biến mất” Sẽ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa sách giáo khoa |
Đây là ý kiến của đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật Giá (sửa đổi).
Đại biểu cho rằng sách giáo khoa là mặt hàng có phạm vi ảnh hưởng rộng, tác dụng trực tiếp đến mọi người dân, cho nên việc kiểm soát chặt chẽ mặt hàng này người dân sẽ đồng thuận cao, để Nhà nước điều tiết giá cho hợp lý.
Tuy nhiên, cũng cần đến yếu tố thị trường của các nhà xuất bản có sự cạnh tranh để sách giáo khoa với giá hợp lý nhất. Để người dân đồng tình, Nhà nước định khung giá tối đa là hợp lý để các đơn vị phát hành sách tự định giá không cao hơn khung giá quy định của Nhà nước.
Đại biểu Phạm Văn Hòa. (Ảnh: Quốc hội) |
Ngoài ra, việc khan hiếm sách giáo khoa cũng cần có sự vào cuộc của cơ quan quản lý Nhà nước để không còn tình trạng năm nào cũng thiếu sách giáo khoa. Có thể quy định sách giáo khoa cần sử dụng cho nhiều năm, chứ sử dụng rồi lại bỏ rất lãng phí cho nguồn lực của xã hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) cho rằng, về giá sách giáo khoa, Dự thảo luật chỉ quy định giá tối đa, không quy định giá tối thiểu, dẫn đến nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh. Dễ thấy rằng sách giáo khoa mà biên soạn bằng ngân sách nhà nước, ví dụ như sách giáo khoa ngoại ngữ biên soạn theo Đề án Ngoại ngữ quốc gia hoặc doanh nghiệp có hỗ trợ của ngân sách nhà nước về trụ sở, phương tiện làm việc, tài sản... thì có lợi thế hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy. (Ảnh: Quốc hội) |
“Để không ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa mà Nghị quyết 88 của Quốc hội và Luật Giáo dục đã quy định, đồng thời chống độc quyền trong lĩnh vực này, tôi đề nghị quy định khung giá bao gồm giá tối đa, giá tối thiểu và quy định này nhất quán với quy định tại khoản 2 Điều 8 dự thảo Luật”, đại biểu đề nghị.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng ý kiến định giá giá tối đa hay giá tối thiểu hay một số mặt bằng khác là rất hay.
“Bây giờ trong tư duy chúng ta luôn luôn nghĩ đến chuyện làm thế nào để quy định mức giá không cao, nhưng chúng ta lại chưa nghĩ đến làm thế nào để ngăn chặn được giá quá thấp khi các doanh nghiệp có tiềm năng muốn thâu tóm thị trường thì dùng biện pháp hay nói cách khác là dùng thủ đoạn đại hạ giá để đánh bật các đối thủ khác, tạo nên một lợi nhuận độc quyền. Đây cũng là một vấn đề đặt ra trong Luật Giá. Chúng tôi xin tiếp thu ý kiến này”, Bộ trưởng cho biết.
Trong dự thảo Luật, Chính phủ đề xuất bổ sung 2 mặt hàng gồm: Sách giáo khoa và hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.
Theo Tờ trình của Chính phủ, sách giáo khoa là mặt hàng có thị trường cạnh tranh hạn chế, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Mặt hàng này được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị bổ sung vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.
Toàn cảnh phiên thảo luận. (Ảnh: Quốc hội) |
Tại Nghị quyết kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV đã thống nhất, yêu cầu bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật giá. Việc định giá mặt hàng này sẽ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa, các nhà xuất bản quyết định giá cụ thể.
Thẩm tra dự thảo Luật, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng, sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu và giá sách giáo khoa có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp. Vì vậy, cần thiết phải kiểm soát, khống chế mặt bằng giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng.
Ủy ban Tài chính ngân sách nhất trí như Dự thảo Luật, theo đó Nhà nước quy định giá bán tối đa (giá trần); không ấn định giá, để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán cụ thể nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán, bảo đảm lợi ích của người dân. Đồng thời, đề nghị tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện, bảo đảm tuyệt đối không để thông đồng giá.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Tin khác
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Xã hội 21/11/2024 13:52
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02