Sẽ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa sách giáo khoa
Chiều 2/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Giá (sửa đổi).
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, qua rà soát, Chính phủ đề xuất đưa ra khỏi Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá 14 hàng hóa, dịch vụ, chuyển sang thực hiện theo cơ chế giá thị trường, như: Dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay, dịch vụ soi chiếu an ninh; một số nội dung của thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; thù lao môi giới, dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài làm việc; nhà ở xã hội do cá nhân, hộ gia đình đầu tư, xây dựng...
Trong chính sách về danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, Chính phủ đề nghị bổ sung 2 mặt hàng gồm: Sách giáo khoa và hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình. |
Theo Tờ trình của Chính phủ, sách giáo khoa là mặt hàng có thị trường cạnh tranh hạn chế, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Mặt hàng này được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị bổ sung vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.
Tại Nghị quyết kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khóa XV đã thống nhất, yêu cầu bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật giá. Việc định giá mặt hàng này sẽ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa, các nhà xuất bản quyết định giá cụ thể.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng đề nghị bổ sung Hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh vào Danh mục vì thuộc trường hợp Nhà nước độc quyền sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Luật thương mại và Nghị định 94/2017/NĐ-CP, phù hợp với các tiêu chí tại Luật. Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng thì việc bổ sung là rất cần thiết để triển khai nhiệm vụ trong thực tiễn.
Đối với dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, trên cơ sở chủ trương của Quốc hội, Chính phủ sẽ khẩn trương nghiên cứu, đánh giá kĩ để có Đề án riêng trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thực hiện. Do đó, trước mắt chưa đưa vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Trường hợp cơ chế giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc do nhà nước đầu tư được Quốc hội thông qua sẽ được cập nhật vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. (ảnh: Quốc hội) |
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ sẽ chỉ định hướng các mục tiêu quản lý, điều hành giá chung, ban hành hoặc chỉ đạo các Bộ ban hành các văn bản dưới Luật nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện. Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ định giá đối với một số mặt hàng chiến lược, đặc biệt quan trọng mà khi điều chỉnh giá cần xem xét toàn diện đến nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô, đời sống người dân. Trên cơ sở đó, thẩm quyền, trách nhiệm định giá các hàng hóa, dịch vụ cụ thể sẽ cơ bản được giao cho cấp Bộ theo lĩnh vực quản lý hàng hóa, dịch vụ và cấp Ủy ban nhân dân tỉnh theo phạm vi địa bàn quản lý.
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giá (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu và giá sách giáo khoa có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp.
Vì vậy, cần thiết phải kiểm soát, khống chế mặt bằng giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng, tạo công cụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân, nhất là người nghèo.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí như Dự thảo Luật, theo đó Nhà nước quy định giá bán tối đa (giá trần); không ấn định giá, để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán cụ thể nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán, bảo đảm lợi ích của người dân; đồng thời đề nghị tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện, bảo đảm tuyệt đối không để thông đồng giá...
Về nguyên tắc định giá, đa số ý kiến cơ quan thẩm tra đề nghị hoàn thiện các nội dung về nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền, trách nhiệm xác định danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, phương pháp định giá, bảo đảm cụ thể, tránh cách hiểu khác nhau dẫn đến áp dụng tùy tiện, tạo lỗ hổng trong quản lý, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội có lộ trình giảm dần xe máy, thu phí ô tô vào nội đô
Tin mới 02/04/2025 15:22

Phải phân định được thẩm quyền của cấp xã khi bỏ cấp huyện
Tin mới 01/04/2025 18:19

Ngày mai (2/4), Bảo hiểm xã hội Khu vực I chi trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản
Tin mới 01/04/2025 16:17

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát các dự án đầu tư tồn đọng kéo dài
Tin mới 01/04/2025 14:03

Đề xuất thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia
Tin mới 01/04/2025 09:04

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất
Tin mới 30/03/2025 21:36

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới
Tin mới 30/03/2025 21:25

Bộ Chính trị kết luận về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra
Tin mới 28/03/2025 22:54

Hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư
Tin mới 28/03/2025 19:25

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Myanmar sau trận động đất mạnh 7,7 độ
Tin mới 28/03/2025 17:44