Đại biểu Quốc hội đề nghị cấm bán sách tham khảo trong nhà trường
“Phần đông dư luận đều cho rằng việc tăng giá sách trong thời điểm này sẽ tạo thêm gánh nặng cho các gia đình có con em đến trường, nhất là các gia đình vùng sâu, vùng xa.
Các gia đình thuộc hộ nghèo và tôi rất tán thành với những giải trình, các giải pháp mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra trong phiên họp hôm qua với những biện pháp để nhằm giảm giá sách giáo khoa tôi cho rằng khá khả thi”, đại biểu nói.
Đồng thời, đại biểu đề nghị Chính phủ căn cứ vào đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có những biện pháp hữu hiệu để quản lý giá sách giáo khoa, một mặt hàng rất đặc biệt thiết yếu, tránh việc tăng giá tùy tiện, gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến cuộc sống người dân và tạo dư luận không tốt.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho biết, cử tri rất quan tâm đến giá bán sách giáo khoa tăng. |
Đại biểu cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát tinh giản sách giáo khoa theo hướng thống kê danh mục sách giáo khoa bắt buộc đối với từng lớp học, cấp học. Ngoài số sách giáo khoa bắt buộc phải có, số sách còn lại học sinh có thể tham khảo tùy vào điều kiện cụ thể, tùy vào nhu cầu để có thể chọn lựa mua hoặc không mua.
“Hiện nay, số lượng đầu sách giáo khoa cho học sinh, kể cả học sinh tiểu học là quá nhiều, trong đó có những cuốn chỉ mang tính chất là sách tham khảo nhưng do không có sự hướng dẫn, nên nhiều bậc cha mẹ học sinh hoàn toàn không biết là mình có thể mua cuốn nào và không mua cuốn nào”, đại biểu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, đại biểu đoàn Hải Dương đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư, hỗ trợ thư viện sách giáo khoa dùng chung cho học sinh các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Với sự đầu tư ấy học sinh sẽ được mượn sách giáo khoa miễn phí hằng năm và trả lại nhà trường khi năm học kết thúc. Như vậy, vừa tiết kiệm kinh phí, vừa đỡ đi gánh nặng kinh tế cho các gia đình vùng khó khăn có con trong độ tuổi đến trường.
Đại biểu Thái Văn Thành (Đoàn Nghệ An) đồng tình đưa sách giáo khoa vào danh mục quản lý giá. |
Cùng quan tâm đến vấn đề sách giáo khoa, đại biểu Thái Văn Thành (Đoàn Nghệ An) cho biết ông rất đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là phải đưa sách giáo khoa vào danh mục quản lý giá, theo đó đảm bảo quyền lợi của học sinh và điều kiện kinh tế hiện nay của người dân.
Theo đại biểu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục, nhà trường tăng cường công tác truyền thông rộng rãi trong nhân dân để cho phụ huynh học sinh hiểu là sách giáo khoa có hai loại. Loại thứ nhất là sách giáo khoa bắt buộc học sinh phải có để học. Loại thứ hai là sách bổ trợ, sách tham khảo. Loại này tùy vào điều kiện và nhu cầu của học sinh và phụ huynh, sách này không bắt buộc phải mua.
Tại Nghệ An, đại biểu cho biết, có 6 huyện miền núi cao rất khó khăn đã xây dựng mô hình thư viện sách giáo khoa trên phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tỉnh dành một phần kinh phí để trang bị sách giáo khoa cho nhà trường.
“Chúng tôi kêu gọi, huy động doanh nghiệp, các nhà xuất bản tặng sách giáo khoa cho các trường. Kêu gọi các em học sinh khóa trước học xong tặng lại sách giáo khoa để xây dựng thư viện sách giáo khoa. Việc làm này có ý nghĩa giúp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các cháu vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi có sách để học. Sách dùng nhiều lần tránh được lãng phí”, đại biểu cho biết.
Đại biểu đoàn Nghệ An cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân rộng mô hình này trong các địa phương của cả nước để hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số có sách giáo khoa để học.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn Bình Định) đề nghị cấm bán sách tham khảo trong nhà trường. |
Tranh luận với đại biểu Thái Văn Thành, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn Bình Định) cho rằng “đề xuất là cần nói cho người dân hiểu sách tham khảo không cần phải mua thì ai cũng hiểu điều đấy”.
“Ngay tên sách tham khảo người ta đã hiểu là không cần phải mua. Vấn đề đặt ra là nếu có sách tham khảo bán thì tất cả bố, mẹ, phụ huynh học sinh cũng đều sẽ mua để con mình bằng bạn, bằng bè. Tôi nghĩ là sách tham khảo này là một nguồn lợi rất lớn cho nhà xuất bản, chính vì vậy cần phải hạn chế tối đa loại hình sách này”, đại biểu nói.
Cũng theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, rất nhiều các nhà giáo dục kinh nghiệm đã chỉ ra rằng sách tham khảo trên thế giới người ta chỉ dùng cho các thầy cô giáo để phong phú bài giảng của mình, học sinh tiểu học thì không cần phải có sách tham khảo và nên cấm bán sách tham khảo trong nhà trường.
“Theo tôi, đổi mới sách giáo khoa là rất đúng đắn, nhưng cách làm chưa đúng. Tạo sự cạnh tranh lành mạnh sẽ có các sản phẩm tốt, rẻ hơn và đứng vững theo thời gian. Chọn cách làm tường minh và khoa học thì quyển sách giáo khoa sẽ trở lại đúng vị trí trang trọng của mình”, đại biểu nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Tin khác
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Xã hội 21/11/2024 13:52