Bộ trưởng Bộ GD&ĐT giải trình những gì về giá sách giáo khoa và tăng học phí?
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Sách giáo khoa theo bộ mới biên soạn không phải là sách dùng 1 lần Đại biểu Quốc hội kiến nghị quản lý giá sách giáo khoa |
Bộ trưởng cho biết, mức học phí từ phổ thông đến đại học được quy định trong Nghị định 81, có hiệu lực từ tháng 10/2021. Với bậc phổ thông, chính quyền các tỉnh, thành phố sẽ quyết định mức học phí.
Nghị định 81 cũng quy định học phí theo vùng miền, có mức trần, mức sàn và có lộ trình. Trong đó, nghị định nêu các địa phương căn cứ vào tình hình địa phương để quyết mức học phí cho phù hợp. Trên thực tế, có một số địa phương đã miễn hoàn toàn học phí như Hải Phòng.
Đối với các trường đại học, cũng thực hiện theo Nghị định 81, tùy theo mức độ tự chủ, nếu trường tự chủ một phần hoặc tự chủ chi thường xuyên một phần, tự chủ chi đầu tư thì không được thu học phí quá mức trần quy định của nghị định.
Còn đối với trường đạt chuẩn quốc gia, quốc tế, được phép thu theo định mức kinh tế, kỹ thuật do nhà trường tính toán, quyết định. Đây là quyền tự chủ của trường đại học.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu giải trình tại nghị trường chiều 1/6. (ảnh: QH) |
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh và tình hình kinh tế - xã hội, từ 2021 đến nay, Bộ GD&ĐT đã nhiều lần gửi các công văn cho các bộ, ngành, địa phương, các trường đề nghị giữ ổn định học phí trong tình hình dịch bệnh. Đồng thời, chỉ đạo việc chia sẻ khó khăn với học sinh, sinh viên.
Gần đây nhất, Bộ GD&ĐT cũng có công văn nhắc nhở, chỉ đạo các đơn vị thực hiện các khoản thu trong giáo dục, đào tạo và lưu ý, khuyến cáo các địa phương, đơn vị căn cứ vào tình hình để xây dựng mức học phí và lộ trình tăng học phí phù hợp để chia sẻ khó khăn với phụ huynh học sinh, góp phần bình ổn giá, đảm bảo an sinh xã hội, có chính sách miễn, giảm, giãn học phí, hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh vùng sâu, xa...
Liên quan đến giá sách giáo khoa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngày 28/11/2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa.
Theo Nghị quyết này, công việc biên soạn sách giáo khoa đã được thực hiện theo hướng xã hội hóa. Các doanh nghiệp thực hiện kê khai giá với Bộ Tài chính trước khi xuất bản và phát hành. Với mong muốn học sinh luôn được mua sách giáo khoa với giá thấp nhất, từ góc độ quản lý Nhà nước, Bộ GD&ĐT đã thực hiện một số việc.
“Bộ đã chỉ đạo các nhà xuất bản thực hiện nghiêm các biện pháp để làm sao để sách xuất bản có thể dùng lại được nhiều lần và các bộ sách xuất bản mới theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã thực hiện đầy đủ điều này”, Bộ trưởng cho biết.
Thông tư 05 đã quy định cấu trúc và nội dung sách giáo khoa phải phù hợp với tiêu chuẩn sách giáo khoa về xuất bản phẩm. Quá trình thẩm định sách, các Hội đồng thẩm định đã yêu cầu các nhóm tác giả điều chỉnh những phần quá dài hay lạm dụng hình ảnh… Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo chuẩn bị ban hành một Thông tư quy định tiêu chí, quy chuẩn riêng về sách giáo khoa để điều tiết việc này một cách cụ thể hơn và có hiệu quả hơn.
Bộ GD&ĐT cũng đã nhiều lần ban hành văn bản chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục cần thực hiện tiết kiệm tối đa, cắt giảm các khoản chi phí trung gian để giảm chi phí quản lý, chi phí bán hàng cũng như các chi phí khác để đảm bảo giá sách giáo khoa được thấp nhất.
Bộ đã chỉ đạo Nhà xuất bản thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp về cung cấp sách giáo khoa cho học sinh các đối tượng chính sách xã hội, học sinh các vùng; chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục cung cấp các bản sách dạng PDF miễn phí để học sinh tiếp cận được ngay từ khi sách bắt đầu phát hành.
Đồng thời, chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các kênh phân phối, giảm chi phí phát hành, đẩy mạnh tái cơ cấu nhà xuất bản theo hướng tinh gọn nhân sự, bộ máy để tiết giảm tối đa khâu trung gian
“Một trong những giải pháp quan trọng, căn cơ là Bộ đã có công văn gửi Bộ Tài chính, đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Quốc hội bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá. Việc này Bộ đã đề xuất từ ngày 22/9/2021 và có chính sách trợ giá. Cho đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT tiếp tục kiên trì kiến nghị này”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54