Đại biểu Quốc hội kiến nghị quản lý giá sách giáo khoa
Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, vì giá sách giáo khoa có ảnh hưởng lớn, nên việc tăng giá phải “tính đúng, tính đủ, cân đong đo đếm”. Ví dụ chi phí đầu vào tăng có mức độ, chỉ tăng 1,5 lần nhưng lại tăng giá lên gấp 2, 3 lần thì không hợp lý.
“Tăng giá sách giáo khoa là chuyện quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, cần sự vào cuộc của Bộ Tài chính”, đại biểu nêu quan điểm.
Theo đại biểu, Luật Giá hiện hành quy định, những việc liên quan từng Bộ chuyên ngành thì Bộ đó có quyền ban hành quy định quản lý về giá, trong đó sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
Đại biểu Phạm Văn Hòa trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 27/5. |
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cần có sự kiểm tra, giám sát của Bộ Tài chính và nếu có sự kiểm tra, giám sát của Bộ Tài chính thì tình hình loạn giá của sách giáo khoa sẽ hạn chế.
“Quốc hội cần nghiên cứu, xem xét lại Luật Giá hiện nay có bất cập không. Theo tôi, hiện nay đã bất cập trong việc Bộ Tài chính không tham gia việc quản lý giá chuyên ngành của Bộ, chuyên ngành về tất cả giá dịch vụ”, đại biểu nói và cho rằng vấn đề quản lý giá phải có sự quản lý Nhà nước và Bộ Tài chính tham gia.
Trả lời câu hỏi về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, quyết định đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá tối đa để trình Quốc hội quyết định, đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết ông rất hoan nghênh điều này.
Tuy nhiên, đại biểu cũng cho rằng, không nên để thiệt thòi cho những người biên soạn, in sách vì họ phải đầu tư trí tuệ, nguồn lực, quyền lợi đó họ phải được hưởng với mức hợp lý, hài hòa.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng, làm sách giáo khoa cần phải tính đến tuổi thọ sách, đối tượng sử dụng nên cần cân nhắc chất lượng in, vật liệu cho phù hợp.
Toàn cảnh phiên họp chiều 27/5 |
“Sách giáo khoa là sản phẩm thiết yếu, nên cần phải định giá cho phù hợp. Nhà nước cần phải quản lý giá, định giá, thậm chí phải trợ giá”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nêu.
Ông Lượng cũng cho biết, 3 năm trước, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã có giám sát, báo cáo gửi đến các bộ ngành về vấn đề sách giáo khoa. Qua đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính đã có đề xuất tăng cường quản lý giá sách.
Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận tổ của đoàn Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, khi so sánh giá, nên so sánh tương đồng giữa các sách. Cụ thể như các sách được biên soạn mới theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 với nhau, ví dụ sách mới cho lớp 1, 2, 3, 7, 10. Những bộ sách này biên soạn khổ lớn hơn, giấy tốt hơn, với quy trình biên soạn hoàn toàn do các doanh nghiệp đảm nhiệm và kê khai giá với Bộ Tài chính.
Các bộ sách lớp 3, 7, 10 như giá thành sách của Nhà xuất bản Giáo dục năm nay giảm 10-15% so với các sách tương ứng bộ mới của năm ngoái, trong khi giá thành vật liệu tăng lên.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết, sách theo bộ mới biên soạn là hoàn toàn dùng lại được, chứ không phải là sách dùng 1 lần.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mỗi loại sách dành 25.000 bản phát cho học sinh vùng xa. Đồng thời, khi sách chưa phát hành, nhà xuất bản đã phải cung cấp bản PDF trên trang web, học sinh có thể tải xuống thuận tiện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba
Tin mới 30/10/2024 09:23
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án
Tin mới 29/10/2024 21:55