Đảm bảo an toàn thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình dự án Luật này.
Làm rõ về thẩm quyền thu thập dữ liệu
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, dự thảo luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu, thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam và các điều ước quốc tế khác có liên quan.
Trong đó, để hạn chế tình trạng ép khách hàng mua bảo hiểm kết hợp với giải ngân vốn vay hay đánh tráo khái niệm “Gửi tiết kiệm” và “Tham gia bảo hiểm”, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, dự thảo Luật đã có điều cấm về "Đe dọa, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm", quy định về những hành vi đại lý bảo hiểm không được làm.
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Đoàn Nghệ An) đề nghị bảo đảm an toàn thông tin cá nhân cho người tham gia bảo hiểm. |
Dự thảo Luật quy định bảo hiểm vi mô, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô và có cơ chế để khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô tại Việt Nam...
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (Đoàn Nghệ An) đánh giá cao sự tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội trong việc sửa đổi, chỉnh lý dự thảo Luật. Đồng thời, đại biểu góp ý, trong thực tế, dù có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính. Vì vậy, dự thảo Luật cần quy định rõ thời hạn thực hiện thủ tục hành chính, nhất là thời hạn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải trả lời cho doanh nghiệp.
Theo đại biểu, dự thảo Luật quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm 3 mục tiêu: Phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước; phục vụ hoạt động kinh doanh bảo hiểm; bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Như vậy, để phục vụ hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì các doanh nghiệp được truy cập và sử dụng thông tin ở cơ sở dữ liệu.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc bảo đảm an toàn thông tin cá nhân của những người tham gia bảo hiểm do thông thường họ chỉ đồng ý cung cấp thông tin cho một doanh nghiệp chứ không phải cho tất cả các doanh nghiệp khác. Việc cho phép một doanh nghiệp được sử dụng thông tin do doanh nghiệp khác thu thập cũng là điều không hợp lý.
Đại biểu đoàn Nghệ An cũng đề nghị cần làm rõ về thẩm quyền thu thập dữ liệu. Vì theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.
Để bảo đảm tôn trọng quyền công dân đối với thông tin cá nhân theo quy định của Hiến pháp và Bộ luật Dân sự, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị quy định rõ: “Các thông tin về bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp và cập nhật vào cơ sở dữ liệu phải không mang tính định danh cá nhân”.
Toàn cảnh phiên thảo luận. |
Cân nhắc việc duy trì Quỹ Bảo vệ người bảo hiểm
Góp ý về Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho rằng, mục đích của Quỹ là rất tích cực. Tuy nhiên khi đặt quỹ này trong tổng thể các quy định của dự thảo Luật đang được xây dựng thì có sự trùng lắp về mục đích với Quỹ dự trữ bắt buộc.
Theo dự thảo Luật, mục đích của Quỹ dự trữ bắt buộc là để bổ sung vốn chủ sở hữu và bảo đảm khả năng thanh toán, do vậy cũng bao hàm cả mục đích và đối tượng hướng đến của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
Thực tế cho thấy sau gần 12 năm thành lập và trích nộp Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm, vẫn chưa phải sử dụng đến nguồn quỹ này. Trong hồ sơ dự án luật, quỹ này cũng ít có khả năng phải sử dụng. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị Quốc hội có thể cân nhắc việc không tiếp tục duy trì Quỹ Bảo vệ người bảo hiểm như phương án 1 đã nêu trong dự thảo Luật.
Theo đại biểu phân, việc duy trì hai quỹ song song sẽ tạo nên gánh nặng cho doanh nghiệp và cho cả người được bảo hiểm vì các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Đoàn Hà Nội) phát biểu tại nghị trường. |
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Đoàn Hà Nội) đánh giá cao nỗ lực chuẩn bị hồ sơ dự án Luật và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, nhất là những nội dung đã được các đại biểu Quốc hội góp ý đều được tiếp thu tối đa.
Bên cạnh đó, theo đại biểu, khoản 3 Điều 123 dự thảo Luật chưa rõ, chưa chính xác, chưa đầy đủ, không bảo đảm bình đẳng giữa cá nhân với pháp nhân và không thống nhất với hệ thống pháp luật.
Cụ thể, dự thảo Luật quy định ba trường hợp cá nhân không được giao kết thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm khi: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành hình phạt tù, bị cấm hành nghề. Trong khi pháp nhân thương mại lại chỉ quy định một trường hợp không được giao kết thực hiện hợp đồng là đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đại biểu cho rằng, quy định này không những không bình đẳng giữa cá nhân và pháp nhân mà còn để sót. Vì vậy đại biểu đề nghị bổ sung ba trường hợp pháp nhân thương mại không được giao kết thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm gồm: đang bị đình chỉ hoạt động có thời hạn; đang bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đang bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động.
Doanh nghiệp bán bảo hiểm phải chịu lãi suất chậm thanh toán
Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn Thanh Hóa) cho biết, nội dung dự thảo Luật chưa đề cập đến việc doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả lãi suất trên số tiền bảo hiểm hay bồi thường chậm trả. Vì vậy, cần bổ sung quy định về lãi suất chậm trả trong 2 trường hợp nêu trên để có căn cứ pháp lý khi xảy ra tranh chấp giữa các bên.
Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn Thanh Hóa) đề nghị bổ sung quy định doanh nghiệp bán bảo hiểm phải chịu lãi suất chậm trả, chậm thanh toán. |
Đồng thời, cần bổ sung quy định doanh nghiệp bán bảo hiểm phải chịu lãi suất chậm trả, chậm thanh toán nhằm tránh việc đơn vị bán bảo hiểm trì hoãn thanh toán, chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Để đảm bảo quyền lợi cho người mua bảo hiểm, đại biểu Võ Mạnh Sơn thống nhất cao với các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm tại Khoản 2, Điều 19 dự thảo Luật quy định phải có bằng chứng xác nhận việc mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm, phi nhân thọ nước ngoài giải thích đầy đủ và hiểu rõ các nội dung về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, đã có 21 ý kiến thảo luận tại phiên họp, cơ bản nhất trí với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội, từ đó nghiên cứu tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội thông qua.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20