Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp
Hôm nay (7/11), Quốc hội thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) Tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực tài chính, ngân sách Quốc hội điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 8 |
Điều chỉnh giá điện nên được công khai minh bạch
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, chiều 7/11, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Luật Điện lực năm 2004 được sửa đổi, bổ sung qua 4 lần vào các năm 2012; năm 2018; năm 2022 và năm 2023 (mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024). Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành, đến giai đoạn hiện nay còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và các luật, nghị quyết khác.
Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian, vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn và không bổ sung chính sách mới.
Ngày 26/10/2024, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tổng số có 104 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến.
Đại biểu Thạch Phước Bình phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH) |
Trong phiên thảo luận ở hội trường chiều 7/11, các đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất việc cần thiết sửa đổi Luật nhằm đáp ứng các điều kiện, tiêu chí phù hợp với hiện nay; đồng thời tập trung vào một số nội dung như: Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án điện lực; cơ chế giá điện minh bạch và linh hoạt; phát triển năng lượng tái tạo; đảm bảo an ninh, an toàn năng lượng...
Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn đại biểu tỉnh Trà Vinh) cho rằng, dự thảo Luật cần bổ sung và làm rõ các quy định về cơ chế giá điện, đặc biệt là giá điện cho từng loại hình năng lượng khác nhau, và cho từng khu vực.
Theo đại biểu Thạch Phước Bình, cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt dựa trên các yếu tố như giờ cao điểm và thấp điểm, điều kiện địa lý và nguồn cung cấp năng lượng. Điều này sẽ khuyến khích sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm vào các khung giờ thấp điểm; đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong việc tiếp cận thông tin về giá điện và quy trình điều chỉnh giá điện. Các quyết định điều chỉnh giá điện nên được công khai minh bạch và có sự tham gia giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước.
Đại biểu Trần Thị Thu Hằng phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH) |
Liên quan đến chính sách giá điện và giá các dịch vụ về điện, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (Đoàn đại biểu tỉnh Đắk Nông) nêu quan điểm, nguyên tắc định giá, vấn đề nhất quán là giá điện phải đảm bảo bù đắp toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ và có lợi nhuận cho đơn vị điện lực.
Theo đại biểu Trần Thị Thu Hằng, nếu thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ có tác dụng “đòn bẩy” tích cực đến nền kinh tế, khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, cũng như tạo áp lực sử dụng điện tiết kiệm. Để từ đó giảm dần, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, vùng miền.
Đề nghị bổ sung thêm loại hình “điện gió ngoài khơi”
Liên quan đến chính sách ưu tiên đối với việc đầu tư vào điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn đại biểu tỉnh Trà Vinh) đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật Điện lực (sửa đổi) bổ sung các loại hình điện trên vào Điều 27 về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án điện lực không thực hiện đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư công.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn phát biểu thảo luận. (Ảnh: QH) |
Bởi hiện nay có nhiều nhà đầu tư điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi đang rất cần sự an toàn vốn khi họ bỏ ra một số tiền rất lớn để đầu tư. Điển hình như các nhà đầu tư cần sự bảo đảm của Nhà nước trong bảo lãnh đầu tư, chuyển đổi ngoại tệ, cam kết về chuyển giao công nghệ và sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước…
Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn, nếu được bổ sung ưu tiên đầu tư, sẽ thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi tham gia phát triển điện lực trong nước, góp phần lớn vào việc vừa đạt mục tiêu vừa bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và cũng vừa thực hiện đúng cam kết quốc tế của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Đoàn đại biểu tỉnh Bình Thuận) đề nghị bổ sung thêm loại hình “điện gió ngoài khơi” trong các loại hình điện để làm cơ sở cho triển khai thực hiện trên thực tế. Vì Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi, và hiện nay có nhiều nhà đầu tư đang xin chủ trương đầu tư loại hình này, nhưng chưa được quy định trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, cần có điều khoản nhằm hạn chế các nhà đầu tư điện gió ngoài khơi chuyển nhượng dự án cho các đối tác khác.
Giải trình, làm rõ một số nội dung của các đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, với sự hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế cũng như khắc phục những bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn thì việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực là cần thiết.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ một số nội dung. (Ảnh: QH) |
Việc bổ sung các loại năng lượng mới như điện gió gần bờ và điện gió ngoài khơi, hay những loại năng khác là cũng cần được đề cập trong dự án Luật Điện lực (sửa đổi), đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, cần có những quy định chặt chẽ trong việc thu hút đầu tư, đảm bảo an toàn năng lượng và an ninh quốc gia.
Đề cập về giá điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, đến nay, Chính phủ đã có khung giá điện theo quy định của Luật Điện lực và Luật Giá. Dựa vào khung giá đó, các bên có thể đàm phán với nhau để thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo
Sự kiện 20/11/2024 10:28
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa
Sự kiện 20/11/2024 09:52
Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính
Sự kiện 19/11/2024 15:43
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật
Sự kiện 18/11/2024 21:15
Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm
Sự kiện 18/11/2024 19:37