Hôm nay (7/11), Quốc hội thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 7/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
Buổi chiều, các đại biểu thảo luận ở hội trường về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Trước đó, chiều 21/10, Quốc hội nghe cơ quan soạn thảo và thẩm tra báo cáo về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Luật Điện lực năm 2004 được sửa đổi, bổ sung qua 4 lần vào các năm 2012; năm 2018; năm 2022 và năm 2023 (mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024).
Tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành, đến giai đoạn hiện nay còn tồn tại một số vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách mới của Nhà nước, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với các luật đối với lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng, mục tiêu nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển điện lực với tính chất là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, phát triển bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, bảo vệ môi trường, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; khắc phục các khó khăn, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Luật Điện lực năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung).
Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian, vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn bao gồm: (1) Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; (2) Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; (3) Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực (4) Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; (5) Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; (6) An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện. Theo đó, Dự thảo Luật do Chính phủ trình đã bám sát vào 6 chính sách nêu trên và không bổ sung chính sách mới.
Thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi). Hồ sơ dự án Luật cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp thêm thông tin, bổ sung tài liệu có liên quan; tiếp tục rà soát dự thảo Luật để bảo đảm phù hợp với 6 chính sách đã được thông qua; nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất
Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật
Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành
Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
Quận Bắc Từ Liêm hoàn thành 27/27 chỉ tiêu xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội
Quận Đống Đa: Các mô hình “Dân vận khéo” có sức lan tỏa sâu rộng
Tin khác
Nâng cao trải nghiệm di chuyển tuyến metro số 1
Sự kiện 12/12/2024 17:58
Năm 2025, xem xét sửa Luật Báo chí, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Sự kiện 11/12/2024 15:02
Đề xuất nghiên cứu chế tài xử lý hành vi thao túng thị trường bất động sản
Sự kiện 10/12/2024 14:04
Tô thắm truyền thống văn hiến, anh hùng của Thủ đô
Sự kiện 10/12/2024 12:30
Sức lan tỏa toàn cầu, mang lại vị thế đặc biệt cho Giải thưởng VinFuture
Sự kiện 07/12/2024 11:16
TP.HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa chào đón Tết Dương lịch 2025
Sự kiện 06/12/2024 17:30
Hà Nội gương mẫu đi đầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Sự kiện 06/12/2024 12:55
Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW: Điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dung
Sự kiện 05/12/2024 23:07
Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII xem xét, quyết sách nhiều nội dung quan trọng
Sự kiện 05/12/2024 11:45
Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội
Sự kiện 04/12/2024 14:38