Đại biểu Quốc hội băn khoăn về dạy thêm, học thêm, biên soạn thêm sách giáo khoa

(LĐTĐ) Tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu ý kiến về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trong đó, vấn đề biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm tiếp tục được nêu ra.
Cử tri kiến nghị Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Quốc hội bỏ phiếu kín đánh giá tín nhiệm đối với 44 chức danh Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh của Quốc hội

Đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét lại chương trình giáo dục

Quan tâm đến tình trạng dạy thêm, học thêm, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, thời gian qua, việc dạy thêm, học thêm là vấn đề được đông đảo cử tri quan tâm. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Sở GD-ĐT cũng quan tâm đến vấn đề này và thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, vấn đề dạy thêm, học thêm, đặc biệt là ở các đô thị lớn không có nhiều chuyển biến. Nhiều trường hợp, tuy việc học thêm là phù hợp với nhu cầu của gia đình nhưng lịch học chính khóa cũng như lịch học thêm vẫn còn quá dày.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét lại chương trình giáo dục và có phân tích kỹ lưỡng, điều chỉnh phù hợp để giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT tiếp tục quan tâm, có các hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm, để hoạt động này vừa đáp ứng được nhu cầu của các gia đình, nhưng không làm phát sinh các vấn đề xã hội nan giải như hiện nay.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về dạy thêm, học thêm, biên soạn thêm sách giáo khoa
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét lại chương trình giáo dục.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) phân tích, một trong các giải pháp để có thể hạn chế mức thấp nhất chuyện học thêm, dạy thêm là cần nâng cao đời sống cho giáo viên. Theo đại biểu, chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đã khiến học sinh có lịch học kín mít, lại còn tổ chức dạy thêm, khiến thế hệ trẻ không có thời gian để nghỉ ngơi. Trẻ em mất quá nhiều thời gian trong việc học, dẫn đến kiến thức xã hội có “lỗ hổng”, thiếu kỹ năng về văn hóa, xã hội, ứng xử…

Có nên biên soạn thêm sách giáo khoa?

Bên cạnh vấn đề dạy thêm, học thêm, việc biên soạn, lựa chọn sách giáo khoa cũng là sự băn khoăn của nhiều đại biểu. Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) cho biết, vấn đề cải cách sách giáo khoa chưa đạt yêu cầu, cử tri có ý kiến rất nhiều về điều này.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức cho rằng, thực tế sau khi biên soạn sách giáo khoa theo chương trình mới đã xảy ra tình trạng không đồng bộ, cách tiếp cận đối với các nội dung trong sách giáo khoa còn nhiều vấn đề tồn tại. Theo đại biểu, ngành giáo dục cần phải tổng kết ngay, chỉ ra những “căn bệnh” để khắc phục.

Còn theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội đã nêu rõ việc thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.

Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, ngay năm đầu tiên thực hiện đổi mới, đã có 3 nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành đầy đủ sách giáo khoa của tất cả môn học.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về dạy thêm, học thêm, biên soạn thêm sách giáo khoa
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy băn khoăn việc biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa. Ảnh: Quốc hội

Đến nay, đã triển khai đổi mới đến những lớp cuối cùng của cả ba cấp học và chưa xảy ra tình trạng thiếu sách. Số tiền mà các doanh nghiệp bỏ vào để làm sách giáo khoa cũng đã lên hơn 1.200 tỷ đồng.

Do vậy, trước việc Đoàn giám sát đề nghị Quốc hội yêu cầu Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa, đại biểu bày tỏ băn khăn việc cần bỏ ra trên dưới 400 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để làm thêm một bộ sách giáo khoa nữa hay không? Và việc ra đời một bộ sách giáo khoa của Bộ có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa không?

Đại biểu cho biết, theo Nghị quyết 122/2020 của Quốc hội: "Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó".

Luật Giáo dục ban hành sau Nghị quyết 88/2014 thời gian 5 năm cũng chỉ quy định thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa, không quy định Bộ GD-ĐT có nhiệm vụ tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ nữa. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ các bộ.

Cho rằng việc quyết định giao cho Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa là sự thay đổi chính sách giữa chừng rất lớn, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện đánh giá tác động của việc Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa trước khi quyết định.

Theo đại biểu, nên chăng để thực hiện hết 1 chu kỳ (sau năm học 2024-2025) rồi tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông, lúc bấy giờ điều chỉnh sẽ phù hợp và thuyết phục hơn.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn về dạy thêm, học thêm, biên soạn thêm sách giáo khoa
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng việc cha mẹ học sinh thay mặt cho người học tham gia lựa chọn sách giáo khoa là bình thường.

Liên quan đến dự thảo Thông tư của Bộ GD-ĐT về lựa chọn sách giáo khoa, trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, quyết định của Quốc hội khóa XIII là cuộc cách mạng trong quan điểm giáo dục, trên tinh thần phải khai phóng, tạo ra tư duy mở, khả năng tự lập tri thức cho người học, cho nên có sự đa dạng về sách giáo khoa.

Việc chọn sách giáo khoa như thế nào phụ thuộc rất lớn vào bản thân cá nhân người học, giáo viên dạy. Người ta thấy đọc sách này hấp dẫn, dễ tiếp thu thì sẽ sử dụng sách đó. Vì vậy, quyền lựa chọn giao cho người học và người dạy trực tiếp là rất phù hợp.

GS Hoàng Văn Cường cũng nhấn mạnh, thẩm định sách giáo khoa là vấn đề chuyên môn, những nội dung khoa học, những vấn đề học thuật, sư phạm… thì cần phải có các nhà chuyên môn, nhưng việc lựa chọn sách giáo khoa, thì thuộc về người học và người dạy. Vì vậy, việc cha mẹ học sinh thay mặt cho người học tham gia lựa chọn sách giáo khoa là bình thường.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.

Tin khác

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các đội tuyển học sinh Thành phố chuẩn bị tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 20/12, quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình chào mừng tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trãi (phường Kim Mã).
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi ngoại khóa, hoạt động giáo dục trải nghiệm về lịch sử, truyền thống của quân đội.
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025 đã qua nửa chặng đường, tuy nhiên học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026. Thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đều đang thấp thỏm chờ Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để có thể xây dựng phương án tuyển sinh chính thức.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng từng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

(LĐTĐ) Năm học 2023 -2024 đã qua đi, nhưng đối với tập thể thầy và trò Trường Trung học cơ sở (THCS) Lạc Viên (quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) đó là một hành trình đầy rực rỡ với những dấu ấn khó phai.
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, học sinh cuối cấp đang phải chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có cả từ gia đình và mạng xã hội. Không chỉ gặp vướng mắc về mặt tâm lý, nhiều học sinh cũng bày tỏ tâm lý băn khoăn, e ngại về việc chọn ngành, chọn nghề.
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành

Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành

(LĐTĐ) Kỳ thi cuối cấp Trung học phổ thông (THPT) chính là một “phép thử” để bước đến ngưỡng cửa trưởng thành. Tuy nhiên, nếu học sinh không biết cách cân bằng, điều chỉnh thì thời gian dài có thể ảnh hưởng đến kết quả ôn tập, sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động