Đại biểu nêu nghịch lý: Càng xã hội hóa thì giá sách giáo khoa càng tăng
Dự kiến cha mẹ học sinh được tham gia Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa Đại biểu Quốc hội băn khoăn về dạy thêm, học thêm, biên soạn thêm sách giáo khoa |
Riêng sách giáo khoa càng xã hội hóa lại càng tăng giá
Đại biểu Trần Văn Sáu (Đoàn Đồng Tháp) dẫn Nghị quyết 88 của Quốc hội nêu rõ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.
Chỉ rõ Nghị quyết 88 được ban hành năm 2014, đến năm 2020 mới có Nghị quyết 122, đại biểu đặt vấn đề qua 6 năm đó tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức thực hiện nghị quyết này, mà đẩy toàn bộ biên soạn sách giáo khoa ra xã hội hóa, dẫn tới câu chuyện sách giáo khoa thả nổi cho nên giá tăng và không kiểm soát được.
Đại biểu Trần Văn Sáu (Đoàn Đồng Tháp) nên nghịch lý riêng sách giáo khoa càng xã hội hóa lại càng tăng. Ảnh: Quốc hội |
“Đành rằng Đảng kêu gọi xã hội hóa, chăm lo cho giáo dục nhưng Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục, theo tôi nghĩ xã hội hóa sách giáo khoa là đúng nhưng phải ở mức độ phù hợp. Chúng ta không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa sách giáo khoa.
Thực tế cho thấy, ở lĩnh vực nào khi xã hội hóa đều hạ giá, riêng sách giáo khoa càng xã hội hóa lại càng tăng, đây là nghịch lý và không có căn cứ nào để đảm bảo rằng sách giáo khoa tiếp tục không tăng. Đi tiếp xúc cử tri ở đâu người dân cũng than phiền giá sách giáo khoa tăng cao và cũng không có cơ sở nào để nói rằng sách giáo khoa sẽ không tăng trong thời gian tới”, đại biểu nói.
Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn Vĩnh Phúc) cho biết, qua tiếp xúc, nhiều cử tri băn khoăn về vấn đề chương trình sách giáo khoa hiện nay. Đại biểu bày tỏ đồng tình với việc ban hành một bộ sách giáo khoa như đề xuất của Đoàn giám sát, nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất, nên giáo dục phải được thống nhất ở các bậc học.
Tranh luận về vấn đề này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu rõ chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa là nhằm tranh thủ khai thác chất xám, kinh nghiệm của các chuyên gia, học giả, các nhà khoa học giáo dục, các nhà giáo để soạn thảo các sách giáo khoa phục vụ cho cải cách giáo dục. Đồng thời huy động tiềm lực kinh tế của xã hội.
Theo đại biểu, xã hội hóa đang được tiến hành tốt như vậy, nay lại đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn bộ sách giáo khoa nữa thì liệu có giải quyết được những vấn đề mà hiện nay đang đặt ra hay không?
Các đại biểu tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn Đà Nẵng) cho rằng thay vì tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa thì tập trung chỉ đạo biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em khiếm thính, khiếm thị, sách giáo khoa dạy tiếng dân tộc thiểu số là việc cấp thiết hơn.
“Có một số ý kiến cho rằng phải có một bộ sách giáo khoa chuẩn, hiểu như vậy là không đúng với Nghị quyết 88. Theo nghị quyết này, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo có đứng ra tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa hay không thì bộ sách ấy cũng phải được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ sách giáo khoa, giao tổ chức, cá nhân khác biên soạn”, đại biểu nói.
Sử dụng có hiệu quả các bộ sách giáo khoa đã có
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (Đoàn Cà Mau) cũng không tán thành việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa theo Nghị quyết 88. Theo đại biểu, việc này không phù hợp với Nghị quyết 122/2020 của Quốc hội và Luật Giáo dục 2019, cả 2 văn bản nói trên đã điều chỉnh quy định Nghị quyết 88 về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa.
“Về cơ sở thực tiễn, việc này không phù hợp với thực tế chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa đã đạt được những kết quả và đang triển khai thuận lợi.
Về hậu quả, việc này dẫn đến không cho phép xã hội hóa, quay lại tình trạng độc quyền, trái với chủ trương khuyến khích xã hội hóa, đi ngược lại xu hướng của quốc tế”, đại biểu nói.
Đại biểu Lưu Bá Mạc (Đoàn Lạng Sơn) cho rằng chưa nên giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Lưu Bá Mạc (Đoàn Lạng Sơn) cho rằng chưa nên giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa, mà quan trọng nhất vào thời điểm này là giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu và nghiêm túc triển khai phương án lựa chọn và sử dụng có hiệu quả các bộ sách giáo khoa đã và đang sử dụng hiện tại.
Việc biên soạn thêm 1 bộ sách giáo khoa tại thời điểm hiện tại không thực sự cấp thiết. Trên cơ sở các bộ sách giáo khoa và các quyển sách giáo khoa cho từng bộ môn hiện tại, tiếp tục lựa chọn sách giáo khoa đảm bảo phù hợp với năng lực và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Đồng thời cũng phù hợp với năng lực học tập cũng như mặt bằng tâm lý của học sinh ở từng địa phương, từng trường là điều quan trọng.
Quan trọng nhất là cần giao cho chính chủ thể này quyền thực sự và trách nhiệm về mặt chuyên môn là được lựa chọn sách giáo khoa phù hợp nhất với môn học và tình hình thực tiễn tại cơ sở giáo dục của mình. Còn các cơ quan quản lý nhà nước làm nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc lựa chọn sách giáo khoa mà không nên can thiệp vào công việc chuyên môn của giáo viên trong việc lựa chọn sách giáo khoa cho chính cơ sở giáo dục của mình.
“Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn sách giáo khoa chỉ nên thực hiện sau khi có sự tổng kết, đánh giá thời gian tới, cụ thể, khách quan và khoa học”, đại biểu nói.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu giải trình tại phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Ưu tiên là thẩm định chất lượng của các sách giáo khoa
Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, trong báo cáo của Chính phủ về kinh tế xã hội có một nhận định sách giáo khoa chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây cũng là một nhận định mà theo ngành giáo dục đào tạo nhận thức ở đây là một đòi hỏi rất cao, rất trách nhiệm của Chính phủ đã làm được những việc quan trọng nhưng vẫn cần phải làm tốt thêm.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, việc biên soạn sách giáo khoa đã huy động được đông đảo chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo có trình độ, uy tín, kinh nghiệm. Từ năm 2020 đến nay đã có 381 đầu sách giáo khoa mới được xuất bản với tổng số lượng xuất bản là 194 triệu bản sách.
“Các đại biểu quan tâm về việc Nghị quyết của Đoàn giám sát giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị trình Quốc hội vấn đề phương án có liên quan đến việc soạn một bộ sách giáo khoa. Chúng tôi nghĩ rằng từ nay đến năm 2024, việc quan trọng nhất cần ưu tiên là thẩm định chất lượng của các sách giáo khoa lớp 5, lớp 9, lớp 12 cho thật tốt, đảm bảo đủ sách giáo khoa trước năm học mới.
Còn vấn đề được giao thì chúng tôi sẽ có nghiên cứu đề xuất và cố gắng trong 1, 2 năm tới, khi chu trình đổi mới sách được hoàn tất thì sẽ có những đánh giá sâu và đề đạt phương án với Quốc hội sau”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43