Đại biểu kiến nghị hỗ trợ, nâng cao năng lực cho ngành Y tế
Đại biểu Quốc hội quan tâm về thời gian phê duyệt vắc xin nội để tiêm chủng cho người dân Tính toán kỹ các gói hỗ trợ để tránh trục lợi và bội chi ngân sách |
Tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch
Quan tâm bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ trong gói chính sách đợt này là lực lượng cán bộ y tế, những người trực tiếp tham gia phòng, chống dịch Covid-19 là đề nghị của đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh).
Theo đại biểu, hiện nay ở cơ sở đang xảy ra tình trạng quá tải công việc, áp lực tâm lý lo lắng của lực lượng cán bộ y tế trực tiếp tham gia phòng, chống dịch. Trong thực tế, ở nhiều nơi đã có cán bộ ngành Y tế xin nghỉ việc để giải phóng áp lực tâm lý. Do vậy, nếu có một luồng gió mới, một nguồn kinh phí hỗ trợ, cho dù là rất nhỏ, nhưng cũng sẽ góp phần động viên cán bộ y tế ở lại an tâm công tác, khi đó cũng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn đề nghị hỗ trợ cho lực lượng cán bộ y tế, những người trực tiếp tham gia phòng, chống dịch Covid-19. (ảnh: VPQH) |
Đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) cũng đề nghị tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, nhất là khả năng đảm bảo nguồn vắc xin để chủ động tiêm phòng cho người dân.
“Cần gắn công tác phòng, chống dịch bệnh với mở cửa nền kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tuyến xã và trang thiết bị của hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng, nhằm giải quyết 4 tại chỗ, đáp ứng được khả năng phòng, chống dịch trong dài hạn”, đại biểu nói.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc và đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đề nghị sửa tên gọi của Nghị quyết thành Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong đại dịch Covid-19. Theo các đại biểu, sửa như vậy để nhắc nhở mọi người dịch chưa hết phải quan tâm, phải đồng lòng. Đồng thời, cho thấy tầm nhìn, tinh thần trách nhiệm, sự vào cuộc của Quốc hội, của Chính phủ để phục hồi kinh tế từ sớm, từ xa.
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm
Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hoá) đồng tình phải nâng cao năng lực của y tế cơ sở, nhưng trong gói 14.000 tỷ, đại biểu cho rằng, cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hoá) cho rằng, cần đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. (ảnh: VPQH) |
Cụ thể, trước hết là phải quan tâm đến con người. Thực tại một bộ phận đội ngũ y, bác sĩ ở tuyến cơ sở yếu về chuyên môn, người dân ít đến thăm khám và điều trị tại y tế cơ sở, phải quan tâm để nâng cao trình độ, năng lực của y, bác sĩ.
Đại biểu phân tích: Trong báo cáo của Chính phủ dự kiến sẽ đầu tư cho 2.154 xã, nhưng phải làm rõ những xã nào, tiêu chí như thế nào cần phải được đầu tư, nghiên cứu, rà soát trước hết những xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ để đầu tư trước. Còn lại nguồn vốn cần ưu tiên tập trung để đầu tư trang thiết bị y tế cho trung tâm y tế, cho bệnh viện tuyến huyện. “Tôi nghĩ rằng nó sẽ phát huy được ngay lập tức và kể cả về lâu dài thì sẽ hiệu quả hơn”, đại biểu nói.
Chú trọng nâng cao trang, thiết bị y tế
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) dành phần lớn nội dung phát biểu của mình để kiến nghị nâng cao năng lực của ngành Y tế.
“Cần khẩn cấp hỗ trợ để nâng cao trang thiết bị, cơ sở vật chất ngành Y tế và củng cố lực lượng của ngành Y tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Vừa qua, ngành Y tế đã lao động, làm việc hết sức mình, phải nói quá tải rất cao và không thể để tình trạng này kéo dài như vậy được nữa.
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) kiến nghị nâng cao năng lực của ngành Y tế. (ảnh: VPQH) |
Tôi xin nêu ví dụ, trong 16 tháng, từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2021, bình quân cả nước 1 tháng chỉ có 188 ca nhiễm mới và 2,3 người chết. Nhưng trong hơn 8 tháng vừa qua, từ tháng 5/2021 đến nay, bình quân mỗi tháng có 223.000 người nhiễm mới và hơn 4.000 người chết, tức là số người nhiễm mới hàng tháng vừa qua so với giai đoạn trước gấp 1.180 lần và số người chết gấp 1.780 lần.
Câu hỏi đặt ra là năng lực ngành Y tế qua 8 tháng vừa qua tăng lên được bao nhiêu lần? Theo tôi không tăng được 10 lần, cũng chưa biết là tăng ở mức nào, nhưng rõ ràng với quá tải gấp hàng nghìn lần so với trước đây không thể kéo dài”, đại biểu nói.
Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân kiến nghị 6 giải pháp cho ngành Y tế. Trước hết, đại biểu đề nghị bổ sung vào tên của Đề án là "nâng cao năng lực phòng, chống dịch bền vững và phục hồi phát triển kinh tế", bởi nếu không phòng, chống dịch bền vững thì cũng không làm những việc khác được.
Thứ hai, cần giải quyết căn bản nhiệm vụ mua sắm trang thiết bị đặc thù cho ngành Y tế hiện nay. Vừa qua, trong 2 năm, rất ít các bệnh viện chủ động đấu thầu mua sắm trang thiết bị phục vụ phòng, chống Covid-19. Đại biểu đề nghị Bộ Y tế nên tổ chức tiếp nhận yêu cầu đấu thầu tập trung những trang thiết bị đặc thù của ngành Y tế cho phòng, chống dịch để các địa phương giải phóng khỏi nhiệm vụ này.
Toàn cảnh phiên thảo luận trực tuyến tại điểm cầu Nhà Quốc hội. (ảnh: VPQH) |
Thứ ba, cần triển khai nhanh Đề án tổ chức lực lượng y tế cơ sở, các đơn vị điều trị vùng và đổi mới chính sách, chế độ với cán bộ ngành Y tế để giữ vững và tiếp tục thu hút nhân tài.
Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước, bởi vì qua năm nay, các nước sẽ tiêm mũi 3, mũi 4, chúng ta tiêm 2 mũi cũng cần khoảng trên 175 triệu liều. Cần phấn đấu có một tỷ lệ nhất định là hàng Việt Nam sản xuất, ví dụ 30, 40 rồi đến 50%.
Thứ năm, quan tâm kiểm tra, điều trị thí điểm và đánh giá những cây thuốc dựa trên truyền thống dân tộc như xuyên tâm liên, thanh cao hoa vàng… vì đây là thuốc có khả năng triển vọng tốt và rẻ, ngay tại chỗ.
Thứ sáu, cần hình dung ở trạng thái bình thường mới thì tải đối với ngành Y tế là như thế nào. Nếu sắp tới trong năm 2022 tải ngành Y tế là số phát sinh mới và người nhiễm nặng là 1/3 so với hiện nay, có nghĩa là bình quân sắp tới thay vì có 223.000 người nhiễm một tháng thì chỉ còn 74.000, tức là 2.500 ca mới mỗi ngày của cả nước và số người bị chết thay vì là 4.000 người/tháng thì chỉ còn là 45 người chết một ngày. Với nhiệm vụ này, chúng ta cần sẵn sàng lực lượng để chung sống lâu dài, phòng dịch…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05