Đa dạng hình thức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đánh giá là chính sách có vai trò quan trọng, tác động lớn đến đời sống xã hội. Trong đó, người dân đặc biệt quan tâm đến mức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, điều kiện tái định cư…
Đề xuất thu phí với nhà đất được hưởng lợi từ đầu tư cơ sở hạ tầng Hai phương án về cấp giấy chứng nhận cho đất ở chưa có giấy tờ Đại biểu Quốc hội: Giá nhà ở vẫn quá cao so với lương và thu nhập chung của người dân

Đa dạng hình thức bồi thường, hỗ trợ

Điểm mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là đa dạng hình thức bồi thường bằng tiền, bằng đất có cùng mục đích sử dụng, bằng nhà ở và bằng đất khác mục đích sử dụng với đất thu hồi nếu người bị thu hồi đất có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất.

Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được xây dựng trên quan điểm tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định đã được thực tế chứng minh là phù hợp của Luật Đất đai năm 2013. Dự thảo cũng bổ sung quy định tạo điều kiện cho người có đất ở thu hồi được ưu tiên lựa chọn hình thức bồi thường bằng tiền nếu có nhu cầu và phải đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập trong thực tế; đồng thời đưa chủ trương về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương, đảm bảo quyền lợi được ưu tiên lựa chọn hình thức bồi thường bằng tiền cho người có đất thu hồi.

Đa dạng hình thức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều điểm mới quy định về vấn đề bồi thường, hỗ trợ tái định cư... được người dân quan tâm (ảnh minh họa)

Cùng đó, dự thảo cũng sửa đổi quy định về thời điểm ban hành Quyết định thu hồi đất sau thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đối với trường hợp phải bố trí tái định cư thì chỉ được ban hành quyết định thu hồi đất sau khi đã bàn giao đất ở, nhà ở tái định cư cho người có đất thu hồi.

Đồng thời có quy định về một số trường hợp được phép thu hồi đất nếu được người có đất bị thu hồi đồng ý và đã nhận tiền bồi thường để tự lo chỗ ở hoặc đã được bố trí tạm cư. Quy định này nhằm đẩy việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước theo đúng nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung quy định Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi có đất bị thu hồi phối hợp với đơn vị, tổ chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư điều tra, xác định, thống kê đầy đủ các thiệt hại thực tế về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, thu nhập từ việc sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, nguyện vọng tái định cư, chuyển đổi nghề để đảm bảo quyền lợi, sinh kế cho người có đất bị thu hồi.

Về bồi thường về đất, quy định điều kiện bồi thường về đất cho từng đối tượng sử dụng đất mà không dẫn chiếu sang điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm tháo gỡ vướng mắc phát sinh, tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện; chỉnh sửa quy định về điều kiện được bồi thường về đất để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với quy định về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Quy định này thể chế Nghị quyết số 18-NQ/TW, tạo điều kiện cho địa phương không có đất cùng mục đích với đất thu hồi được bồi thường bằng đất khác sẽ giảm áp lực cho ngân sách nhà nước khi phải ứng vốn chi trả bồi thường bằng tiền.

Ngoài ra, dự thảo bổ sung quy định cho phép bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với đất thu hồi cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở nếu người bị thu hồi đất có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà.

Về bồi thường tài sản, dự thảo Luật sửa đổi quy định đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân theo hướng bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Quy định này bảo đảm cho người bị thu hồi đất có đất ở và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ theo đúng nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Đồng thời, bổ sung quy định giao UBND cấp tỉnh ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về về nhà, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi đảm bảo phù hợp với giá thị trường và phải xem xét điều chỉnh khi có biến động để làm căn cứ tính bồi thường khi thu hồi đất. Quy định nêu trên nhằm đảm bảo trả đúng giá trị thiệt hại tài sản cho chủ sở hữu tài sản và thống nhất với nguyên tắc thị trường khi xác định giá đất để bồi thường…

Có đáp ứng đủ các điều kiện với quỹ đất hiện nay?

Có thể thấy, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đánh giá là chính sách có vai trò quan trọng, tác động lớn đến đời sống xã hội. Tại dự thảo Luật, những vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm như bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cơ bản được sửa đổi khá cụ thể, đảm bảo tính minh bạch, giúp hạn chế khiếu kiện… Tuy nhiên, một trong những vấn đề còn nhiều bất cập được các chuyên gia và các đại biểu quốc hội đặc biệt quan tâm đó là các điều kiện tái định cư.

Cụ thể, về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, dự thảo Luật quy định, khu tái định cư phải hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời phải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi.

Đề cập vấn đề này tại phiên họp Quốc hội ngày 3/11 vừa qua, đại biểu Nguyễn Hữu Chính (đoàn đại biểu thành phố Hà Nội) nêu ý kiến, với những quỹ đất hiện nay thì khó có khu tái định cư nào đáp ứng đủ các điều kiện trên. Nếu quy định cứng như trong luật thì vấn đề bồi thường tái định cư sẽ trở nên khó khả thi, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Đại biểu cho rằng, việc bố trí tái định cư phải phù hợp với điều kiện phong tục tập quán của từng vùng miền là cực kỳ khó bởi lẽ phong tục tập quán là những nét văn hóa đặc trưng, mang màu sắc riêng, không địa phương nào giống địa phương nào. Khi được tái định cư, có người được bố trí tái định cư ngay tại địa phương nhưng cũng có người phải tái định ở nơi khác vì quỹ đất nơi có đất bị thu hồi đã hết.

Do đó, đại biểu đoàn Hà Nội đề nghị dự thảo Luật chỉ nên quy định những tiêu chí mang tính nguyên tắc, căn bản, không quy định cứng để bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện.

Về điều kiện tái định cư, tại khoản 43 Điều 3 dự thảo Luật quy định, tái định cư là việc Nhà nước thực hiện bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tại khu tái định cư hoặc địa điểm khác phù hợp cho người có đất thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở hoặc hỗ trợ bằng giao đất ở, nhà ở tái định cư cho người không đủ điều kiện bồi thường về đất ở mà không còn chỗ ở nào khác.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính băn khoăn khái niệm “không còn chỗ ở nào khác” được hiểu là chỗ tại địa phương nơi có đất bị thu hồi hay là trên toàn quốc. Theo đại biểu, việc xác định một người “không còn chỗ ở nào khác” rất khó, vì hiện tại trong hệ thống quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư hiện nay chưa phản ánh đầy đủ và kịp thời. Nếu viết như dự thảo có thể dẫn đến cách hiểu “không còn chỗ ở nào khác” là trong phạm vi toàn quốc.

Vì vậy, để bảo đảm nguyên tắc và quyền lợi hợp pháp của người dân, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, đại biểu kiến nghị cần giới hạn phạm vi điều chỉnh khái niệm “không còn chỗ ở nào khác” là chỗ ở trong một địa bàn phạm vi xã, phường nơi có đất bị thu hồi. Việc sửa đổi này cũng là sự kế thừa, phù hợp với nguyên tắc bồi thường tái định cư tại điểm a khoản 1 Điều 79 Luật 2013 hiện đang được áp dụng.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

(LĐTĐ) Trong số các danh nghiệp (DN) chậm đóng các loại bảo hiểm cho người lao động (NLĐ), có nhiều DN chậm đóng từ 51 tháng đến 108 tháng.
Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.

Tin khác

9 tháng đầu năm 2023, Hà Nội có thêm 153.529m2 sàn nhà ở

9 tháng đầu năm 2023, Hà Nội có thêm 153.529m2 sàn nhà ở

(LĐTĐ) Trong 9 tháng của năm 2023, toàn Thành phố đã hoàn thành 152.250m2 sàn nhà ở, tương ứng 812 căn hộ nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư, không có dự án nhà ở xã hội nào hoàn thành.
Đề xuất mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội

Đề xuất mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị mở rộng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo hướng những người thuộc diện phải nộp thuế thu nhập ở mức lũy tiến thứ 2 cũng thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội.
Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2023 do Quốc hội tổ chức mới đây, trong phiên thảo luận Chuyên đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”, vấn đề nhà ở xã hội đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Chuẩn bị đấu giá 3 khu đất "vàng" ở Đồng Nai

Chuẩn bị đấu giá 3 khu đất "vàng" ở Đồng Nai

(LĐTĐ) Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Đồng Nai vừa có quyết định đưa ra đấu giá 3 khu đất ở vị trí đắc địa tại huyện Cẩm Mỹ và Trảng Bom.
Nhiều người rao bán căn hộ, “tháo chạy” khỏi chung cư mini

Nhiều người rao bán căn hộ, “tháo chạy” khỏi chung cư mini

(LĐTĐ) Sau vụ cháy thương tâm tại chung cư mini ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân, Hà Nội), nhiều người đang sở hữu các căn hộ ở chung cư mini đã rao bán “cắt lỗ”, tuy nhiên người mua cũng không mấy mặn mà.
Nhiều rủi ro, dễ tranh chấp, vì sao người dân vẫn muốn mua chung cư mini?

Nhiều rủi ro, dễ tranh chấp, vì sao người dân vẫn muốn mua chung cư mini?

(LĐTĐ) Bất chấp những tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về tính pháp lý, an ninh trật tự, cháy nổ… thế nhưng tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, chung cư mini vẫn là một trong những lựa chọn “hàng đầu” của nhiều người dân. Vì sao lại có nghịch lý này?
Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội vẫn “neo” ở mức cao

Giá căn hộ chung cư ở Hà Nội vẫn “neo” ở mức cao

(LĐTĐ) Ghi nhận từ thị trường bất động sản ở Hà Nội thời gian qua cho thấy, bất chấp việc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của lãi suất và các chính sách thắt chặt tín dụng, giá căn hộ chung cư mới mở bán vẫn “neo” ở mức tương đối cao. Trong khi đó, các phân khúc khác đang gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải cắt lỗ…
TP.HCM: Khẩn trương và chủ động gỡ khó cho dự án bất động sản

TP.HCM: Khẩn trương và chủ động gỡ khó cho dự án bất động sản

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang khẩn trương và chủ động thực hiện hàng loạt giải pháp tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bất động sản trên địa bàn.
Cần quy định chặt chẽ về đặt cọc trong mua bán bất động sản

Cần quy định chặt chẽ về đặt cọc trong mua bán bất động sản

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) cho rằng, nếu không quy định rõ ràng về tiền đặt cọc khi mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì khi rủi ro xảy ra, người mua bị mất một khoản tiền rất lớn.
Đề xuất thu phí với nhà đất được hưởng lợi từ đầu tư cơ sở hạ tầng

Đề xuất thu phí với nhà đất được hưởng lợi từ đầu tư cơ sở hạ tầng

(LĐTĐ) Thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn Thanh Hóa) cho rằng, thực tế nhiều dự án nhà ở đã hưởng lợi trực tiếp từ việc đầu tư của Nhà nước và cơ sở hạ tầng. Người mua nhà thường gián tiếp phải trả do giá nhà tăng theo những tiện ích công cộng đó.
Xem thêm
Phiên bản di động