Đề xuất thu phí với nhà đất được hưởng lợi từ đầu tư cơ sở hạ tầng
Tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, các đại biểu đã thảo luận về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Vấn đề đền bù, thu hồi đất tiếp tục nhận được sự quan tâm của các đại biểu.
Chỉ ghi trong luật phương pháp xác định đền bù
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, khi nhắc đến sử dụng đất thì phải xuất phát từ lợi ích quốc gia, địa phương, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích của người dân, vì vậy, cần phải làm rõ hơn ba lợi ích này.
Đồng thời, cần xác định thuộc tính của đất. Theo đại biểu, đất có 2 thuộc tính, một là vị trí, hai là diện tích, mà vị trí rất quan trọng, mỗi vị trí thực tế có thể làm nhiều việc khác nhau, nhưng phải làm gì có lợi nhất cho đất nước và từng địa phương. Chẳng hạn, nếu vị trí đất đó để làm đường giao thông là tốt nhất thì phải thu hồi đất làm giao thông, không làm gì khác trên đó cả.
Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 4, khóa XV. Ảnh: Quốc hội |
Về phương pháp định giá đất, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân đề nghị chỉ ghi trong luật phương pháp xác định đền bù cho người dân, xác định chi phí đền bù chứ không phải giá đền bù.
Đại biểu Nguyễn Công Long (Đoàn Đồng Nai) cho rằng, cơ chế thỏa thuận trong thu hồi đất để thực hiện các dự án thương mại liên quan chặt chẽ đến Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).
Theo điểm a khoản 1 Điều 127 của dự thảo Luật, có 2 phương án, trong đó có phương án 1 là đối với dự án nhà ở thương mại chỉ được thỏa thuận về quyền sử dụng đất ở hoặc đất khác không phải là đất ở, mục đích sẽ cho phép doanh nghiệp thỏa thuận xây dựng nhà ở thương mại trên đất không phải là đất ở.
Theo đại biểu, phải có sự phân biệt rất rõ giữa thu hồi đất và thỏa thuận bởi vì tính chất hoàn toàn khác nhau. Khi thu hồi đất cho mục đích quốc phòng, an ninh để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng thì phải cân nhắc rất kỹ, phải có sự đánh đổi, khi đó có việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Đại biểu Nguyễn Công Long đề nghị chỉ cho phép các bên thỏa thuận để thực hiện các dự án nhà ở thương mại phù hợp với mục đích sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Đoàn thành phố Hà Nội) đề nghị, về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, tại khoản 7 Điều 91 quy định nguyên tắc xử lý đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà phần diện tích còn lại của các thửa đất sau thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
“Tôi tán thành với đề nghị là phải thu hồi, tuy nhiên đề nghị chỉnh sửa để phù hợp với thực tiễn, tránh thực trạng là hiện nay phát sinh rất nhiều các mảnh đất siêu mỏng, siêu méo, bản thân các đối tượng đó cũng không thể tự thỏa thuận để hợp thức được mặc dù có sự vận động dân vận rất lớn của cơ quan.
Đề nghị thực hiện thu hồi bắt buộc đối với những trường hợp này để đảm bảo không phát sinh những quỹ đất xen kẹt như vậy và giao Chính phủ có cơ chế để quản lý, sử dụng và tùy thực tiễn của địa phương đối với diện tích đất này để đảm bảo nguyên tắc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất”, đại biểu nói.
Đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn Thanh Hoá). Ảnh: Quốc hội |
Cần có chính sách thu phí cơ sở hạ tầng
Đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn Thanh Hoá) nhìn nhận, việc thu hồi đất và bồi thường, tái định cư có ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích của người dân. Những vướng mắc và bất cập trên thực tế đã diễn ra nhiều năm qua. Tình trạng khiếu kiện về đất đai cơ bản vẫn chiếm đa số. Để hạn chế tình trạng này cũng như bảo đảm quyền lợi người dân cần thiết phải có chính sách bền vững, mang lại lợi ích cho chủ sử dụng đất nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng.
Đáng quan tâm, đại biểu đề nghị cùng với chính sách thu hồi đất, cần có chính sách thu phí cơ sở hạ tầng để thể chế hóa chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm theo Nghị quyết 18. Đây là một loại phí thu đối với chủ sử dụng đất do đất đã tăng giá trị đầu tư nhờ cơ sở hạ tầng do Nhà nước thực hiện. Phí cơ sở hạ tầng được áp dụng cho cơ sở hạ tầng giao thông, tiếp theo là các tiện ích và các không gian công cộng.
Các đại biểu hoạt động chuyên trách thảo luận về Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội |
“Chủ sử dụng đất phải trả phí cho cơ sở hạ tầng công cộng mà họ được hưởng lợi trực tiếp. Bởi lẽ, việc xây dựng hạ tầng thường do Nhà nước thực hiện và không phải là kết quả của đầu tư tư nhân. Thực tế nhiều dự án nhà ở đã hưởng lợi trực tiếp từ việc đầu tư của Nhà nước và cơ sở hạ tầng. Người mua nhà thường gián tiếp phải trả do giá nhà tăng theo những tiện ích công cộng đó. Tuy nhiên người hưởng lợi không phải Nhà nước mà chỉ là các chủ đầu tư dự án”, đại biểu Lê Thanh Hoàn phân tích.
Theo đại biểu, cần quy định rõ để xác định khu vực mà chủ sử dụng đất được coi là hưởng lợi từ các công trình công cộng, ví dụ những người được hưởng lợi trực tiếp rõ nhất là những khu đất trong ngõ trở thành những nhà mặt đường lớn sau khi Nhà nước đầu tư mở đường giao thông.
Số phí phải nộp có thể được tính toán dựa trên tỷ lệ chi phí đầu tư hạ tầng hoặc trên mức tăng giá trị đất thực tế hoặc dựa vào chính bảng giá đất do chính quyền địa phương ban hành trên cơ sở so sánh vị trí đất cũ và vị trí đất mới. Số tiền thu được có thể dùng để tăng chi hỗ trợ cho những người có đất bị thu hồi và để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gần 1.000 người hưởng ứng hiến máu Ngày Chủ nhật đỏ cùng Amway Việt Nam
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bắt đầu từ tư duy và hành động
Khơi dậy tình yêu và khát vọng phát triển Thủ đô
Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam
“Con quay Đại chiến VASI 2024”: Thúc đẩy bước tiến mới trong ngành công nghiệp chế tạo
LĐLĐ quận Hoàng Mai thăm, tặng quà nhân dân bị ngập lụt tại Sơn Tây
Tin khác
Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận 1.628 tỷ đồng từ các tập thể, cá nhân
Tin mới 20/09/2024 21:26
Đề xuất các chính sách giúp doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão Yagi
Tin mới 20/09/2024 18:06
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh
Tin mới 20/09/2024 15:56
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3
Tin mới 20/09/2024 12:13
Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ Tết Ất Tỵ 2025
Tin mới 20/09/2024 10:35
Trung Bộ mưa to, lũ trên các sông lên nhanh
Tin mới 20/09/2024 08:08
Bình Dương: Phấn đấu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Tin mới 20/09/2024 06:14
Bắt đầu nhận đăng ký vé tàu Tết Ất Tỵ 2025
Tin mới 20/09/2024 06:03
Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách
Tin mới 19/09/2024 20:36
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4
Tin mới 19/09/2024 19:50