Cứu sống bệnh nhân nguy kịch do tai nạn giao thông
Bệnh nhân tên N.Q.T (26 tuổi, ở Hà Nội), bị tai nạn giao thông xe máy gãy hở 1/3 trên 2 xương cẳng chân phải và tổn thương nghiêm trọng mạch máu. Bệnh nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông lúc 2 giờ sáng trong tình trạng sốc do đau đớn, ý thức lơ mơ, huyết áp giảm, vết thương cẳng chân phải chảy máu khó cầm, lộ ổ gãy xương.
Hình ảnh chụp X-quang chân phải của bệnh nhân T. |
Qua tiếp nhận và thăm khám, các bác sĩ nhận định đây là trường hợp cấp cứu nghiêm trọng do đầu xương tại ổ gãy làm tổn thương động mạch lân cận, nguy cơ không giữ được toàn bộ vùng cẳng và bàn chân phải. Bệnh nhân nhanh chóng được nẹp cố định đùi cẳng chân, garo cầm máu và chuyển thẳng phòng mổ cấp cứu. Ca mổ có sự phối hợp giữa Khoa Chấn thương chỉnh hình và Khoa Gây mê Hồi sức của bệnh viện.
Các bác sĩ đã dự trù 4 đơn vị máu (tương đương với 1.500ml) để truyền hồi sức cho bệnh nhân; đồng thời phẫu thuật mở rộng bộc lộ ổ gãy, tiến hành kiểm tra tình trạng chấn thương nhằm đánh giá chính xác tình hình tổn thương. Trong mổ kiểm tra, các bác sĩ nhận thấy đây là một chấn thương phức tạp, gãy hở 1/3 trên 2 xương cẳng chân phải với nhiều mảnh rời, cứa đứt các tổ chức gân cơ vùng bắp chân và gây dập nát, mất đoạn động mạch chày trước, đứt thần kinh mác chung, dập tắc đoạn động mạch chày sau.
Sau nhận định tổn thương, các bác sĩ đã quyết định chia thành 2 kíp phẫu thuật. Một kíp nắn chỉnh, kết hợp xương chày phải bằng khung cố định ngoài. Kíp còn lại tiến hành thông tắc, nối mạch máu. Ca phẫu thuật kết thúc sau 6 tiếng đồng hồ.
Sau mổ, bàn chân bệnh nhân hồng ấm, mạch mu chân bắt rõ và tiếp xúc tốt trong quá trình hậu phẫu. Do bệnh nhân có ổ gãy nhiều mảnh rời phức tạp nên phải mất thời gian dài để ổn định, sau đó sẽ tháo khung nẹp cố định ở lần phẫu thuật tới.
Chấn thương mạch máu lớn là chấn thương nguy hiểm, thậm chí có thể cướp đi sinh mạng người bệnh nếu không được sơ cấp cứu và phẫu thuật kịp thời. Với trường hợp của nam bệnh nhân kể trên, nếu phần chi thể không được cấp máu quá 6 giờ đồng hồ sẽ dẫn đến nguy cơ cắt cụt chi và mất khả năng lao động. Khi đó, việc điều trị hồi phục cũng như ổn định cuộc sống là vô cùng khó khăn. Bởi vậy, khi không may xảy ra tai nạn, người bệnh cần sớm được đưa tới các các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46