Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 2/4, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị phát động Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng và Sáng tác ca khúc “Thanh âm Hà Nội” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phát động cuộc thi ảnh chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, 2 Cuộc thi là hoạt động thiết thực thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 20/12/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và các ngày lễ, kỷ niệm quan trọng trong năm 2024. 2 Cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm những tác phẩm nhiếp ảnh, các ca khúc mới đạt chất lượng, có giá trị nghệ thuật.

Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh thông tin về hai Cuộc thi.

Qua đó, tuyên truyền tới nhân dân Thủ đô và cả nước về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội, khơi dậy truyền thống cách mạng, nghìn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị, tinh thần chủ động sáng tạo, ý chí tự lực tự cường và khát vọng vươn lên của Thủ đô Hà Nội. Những tác phẩm ảnh triển lãm và ca khúc đạt giải sẽ góp phần tôn vinh, quảng bá giá trị văn hoá, khoa học, lịch sử, thẩm mỹ của Hà Nội tới du khách Việt Nam và quốc tế.

Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng có chủ đề “Thủ đô Hà Nội - Vị thế mới - Tầm vóc mới”. Cuộc thi tạo môi trường thuận lợi để những người đam mê nhiếp ảnh chuyên và không chuyên được thể hiện tài năng và góc nhìn, đồng thời được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu ảnh của Thành phố. Cuộc thi cũng là dịp để động viên, khích lệ phong trào, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm không ngừng gìn giữ, kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và nét đẹp của Thủ đô nói riêng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chương trình văn nghệ tại Lễ phát động.

Nội dung tác phẩm dự thi có thông điệp rõ ràng, góc nhìn mới lạ, độc đáo về Thủ đô Hà Nội - Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, thể hiện tình yêu của người Việt Nam và bạn bè quốc tế đối với Hà Nội dựa trên các thông điệp như: Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến; Hà Nội - Thủ đô anh hùng; Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; Hà Nội - Thành phố sáng tạo; Hà Nội - Hội nhập và phát triển; Người Hà Nội hào hoa - thanh lịch - nghĩa tình - văn minh; Lễ hội Hà Nội; Hà Nội - xanh, sạch đẹp… Các tác phẩm phản ánh thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội, hội nhập và phát triển của Thủ đô.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi là ảnh đơn hoặc ảnh bộ, ảnh màu hoặc ảnh đen trắng. Đối với ảnh đơn: Mỗi ảnh là một tác phẩm; đối với ảnh bộ: Mỗi bộ ảnh được coi là một tác phẩm, gồm từ 5 đến 8 ảnh (kèm theo maket của bộ ảnh). Tác giả phải đánh số thứ tự ảnh trong bộ ảnh. Trong trường hợp tác giả gửi ảnh dự thi bao gồm cả ảnh đơn và ảnh bộ thì ảnh đơn không trùng với ảnh trong bộ ảnh.

Ảnh dự thi dưới dạng kỹ thuật số, file ảnh có định dạng jpg, dung lượng từ 3Mb - 5Mb, độ phân giải 300 dpi. Ảnh tham dự chưa được trưng bày hoặc đạt giải tại bất kỳ cuộc thi và triển lãm cấp quốc gia và khu vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm), Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức… Tác giả gửi ảnh trực tiếp tại Website: cuocthianhhanoimorong2024.com

Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ ngày 2/4 đến hết ngày 1/8/2024. Ban Tổ chức sẽ hoàn thành công tác chấm chọn vào ngày 10/9/2024. Ban Tổ chức dự kiến chọn từ 100 đến 150 tác phẩm để trưng bày triển lãm. Lễ công bố tổng kết trao giải và triển lãm dự kiến vào ngày 20/9/2024.

Căn cứ chất lượng các tác phẩm tham gia Cuộc thi theo kết quả đánh giá của Ban Giám khảo, Ban Tổ chức sẽ trao thưởng dành cho 2 thể loại ảnh đơn và ảnh bộ, với cơ cấu giải thưởng gồm: 5 giải A (Giải Nhất) trị giá 6.000.000 đồng/giải. 10 giải B (Giải Nhì) trị giá 3.000.000 đồng/giải. 20 giải C (Giải Ba) trị giá 2.000.000 đồng/giải. 30 giải Khuyến khích trị giá 1.000.000 đồng/giải. 15 giải Khuyến khích chuyên đề trị giá 1.000.000 đồng/giải. 5 giải tập thể Khuyến khích Phong trào cơ sở trị giá 3.000.000 đồng/giải.

Đối với cuộc thi Sáng tác ca khúc “Thanh âm Hà Nội” dành cho các tác giả, nhạc sĩ chuyên và không chuyên, các Câu lạc bộ sáng tác cùng đông đảo công chúng Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các tác phẩm dự thi có nội dung ca ngợi Thủ đô Hà Nội anh hùng - Thành phố vì hoà bình - Thành phố sáng tạo “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; ca ngợi người Hà Nội với phẩm chất hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh được chắt lọc, kết tinh trong quá trình hình thành và phát triển Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Ban Tổ chức nhận tác phẩm dự thi từ ngày 2/4 đến hết ngày 30/7/2024, tại Phòng Nghiệp vụ Văn hóa cơ sở - Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội (7 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội) hoặc qua email nghiepvuvhqc@gmail.com.

Ban Tổ chức sẽ tuyển chọn một số tác phẩm đạt giải, dàn dựng và biểu diễn báo cáo tại Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi.

Cơ cấu giải thưởng gồm, 5 giải A: Tác phẩm của nhóm tác giả (từ 2 tác giả trở lên), trị giá 10.000.000 đồng/giải; tác phẩm của 1 tác giả, trị giá 6.000.000 đồng/giải. 5 giải giải B: Tác phẩm của nhóm tác giả (từ 2 tác giả trở lên), trị giá 7.000.000 đồng/giải; tác phẩm của 1 tác giả, trị giá 3.000.000 đồng/giải. 10 giải C: Tác phẩm của nhóm tác giả (từ 2 tác giả trở lên), trị giá 5.000.000 đồng/giải; tác phẩm của 1 tác giả, trị giá 2.000.000 đồng/giải. 15 giải Khuyến khích: Tác phẩm của nhóm tác giả (từ 2 tác giả trở lên), trị giá 3.000.000 đồng/giải; tác phẩm của 1 tác giả, trị giá 1.000.000 đồng/giải. 10 giải Khuyến khích Chuyên đề, trị giá 1.000.000 đồng/giải.

Những tác phẩm được tuyển chọn sẽ phát hành trong Tuyển tập ca khúc “Thanh âm Hà Nội” năm 2024 để phục vụ phong trào văn hóa, nghệ thuật Thủ đô.

Phương Bùi

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), quận Thanh Xuân đã thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công với cách mạng.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động