Cùng thay đổi vì trường học hạnh phúc

(LĐTĐ) Mô hình “Trường học hạnh phúc” đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai ở nhiều địa phương với 3 giá trị cốt lõi là: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Mô hình không chỉ đề cao vai trò của Hiệu trưởng, các thầy cô giáo mà ngay cả những nhân viên bình thường như tạp vụ, bảo vệ trong trường học cũng không kém phần quan trọng.
cung thay doi vi truong hoc hanh phuc Xây dựng trường học hạnh phúc: Hiệu trưởng phải thay đổi
cung thay doi vi truong hoc hanh phuc Xây dựng trường học hạnh phúc: Tất cả cùng thay đổi và tiến bộ
cung thay doi vi truong hoc hanh phuc Người thắp lửa trong tâm hồn học sinh

Trường học hạnh phúc là ngôi trường mơ ước mà ở đó chỉ có niềm vui thầy trò, bạn bè dành cho nhau. Tuy nhiên để xây dựng được một ngôi trường hạnh phúc đích thực lại không hề đơn giản, đòi hỏi cái tâm thực sự của người quản lý cho đến mỗi giáo viên và nhân viên trong trường học.

Chia sẻ tại buổi tập huấn chuyên đề “Thay đổi vì trường học hạnh phúc” do Phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân (Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam) cho rằng, muốn xây dựng được ngôi trường hạnh phúc thì trước tiên phải có những thầy cô hạnh phúc. Thầy cô phải thực sự yêu nghề, yêu thương và tôn trọng học sinh; luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, thông cảm và sẵn sàng làm tất cả những điều tốt nhất cho học sinh của mình. Khi hạnh phúc của thầy cô được lan tỏa đến học sinh, học sinh cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn.

cung thay doi vi truong hoc hanh phuc
Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân, muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì trước tiên phải có những thầy cô hạnh phúc. (Ảnh minh họa)

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân, thầy cô muốn học trò của mình cảm nhận được hạnh phúc trong mỗi buổi đến trường thì phải có phương pháp giúp học trò cảm nhận việc học thật sự thoải mái, không bị áp lực bởi điểm số thành tích. Các em đến trường không chỉ học kiến thức để đạt được những điểm số cao, mà còn học làm người và trau dồi những kỹ năng cần thiết cho quá trình trưởng thành. Thực tế, việc học đang đè nặng lên tâm lý của nhiều học sinh, khiến các em không còn cảm thấy thú vị.

Một trường học hạnh phúc có 21 tiêu chí. Nhưng cốt lõi có 3 tiêu chí quan trọng đó là: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thực sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu. Trao đổi về các tiêu chí nêu trên, Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam dẫn giải:

Về tiêu chí yêu thương, nội hàm của tiêu chí này gồm: Quan tâm (Thầy, cô quan tâm đến đồng nghiệp, quan tâm đến học trò và học sinh quan tâm đến nhau. Nếu thiếu sự quan tâm, chỉ làm việc theo trách nhiệm, thờ ơ, vô cảm thì chúng ta không hạnh phúc được); Chia sẻ (Mỗi người có thuận lợi, khó khăn riêng. Do đó sự chia sẻ cho đi, nhận lại sẽ tạo ra một sự gần gũi và không có khoảng cách);

cung thay doi vi truong hoc hanh phuc
Thầy giáo Hoàng Đức Mạnh và các em học sinh Trường Trung học cơ sở Lê Thanh (huyện Mỹ Đức).

Sự tin tưởng lẫn nhau (Thầy, cô tin tưởng đồng nghiệp, tin tưởng học sinh và ngược lại. Nếu hoài nghi, đố kỵ sẽ không hạnh phúc được. Chúng ta có niềm tìn thì sẽ có sức mạnh và chấp cánh ước mơ); Hỗ trợ (Hỗ trợ về tinh thần bằng sự chia sẻ và hỗ trợ về vật chất bằng sự giúp đỡ. Qua hỗ trợ tình cảm sẽ nảy nở, ích kỷ cá nhân trở thành kẻ thù của hạnh phúc) và Bao dung (Không ai có thể hoàn hảo, không ai tránh khỏi sai lầm nhưng khi đã có sự bao dung thì mọi việc sẽ được nhìn nhận rất nhẹ nhàng).

Về tiêu chí an toàn: Trong trường học phải an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh, an toàn tinh thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương về thể xác và có thể đi hết cả cuộc đời.

Về tiêu chí tôn trọng: Cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng về văn hóa và đổi mới. Tôn trọng sự khác biệt, trước hết là không áp đặt, đem giá trị của một vài cá nhân, áp đặt cho cái chung. Chúng ta hướng tới sự tốt đẹp, nhưng không có nghĩa là tất cả vài trăm người giống nhau như một, dẫn đến đồng phục hóa trăm người như một. Nếu tất cả đều giống nhau thì đó là triệt tiêu sự sáng tạo, triệt tiêu những tư tưởng đổi mới. Cho nên khuyến khích sự khác biệt nhưng phải trong sự thống nhất.

"Các nhà trường, các thầy, cô giáo phải đồng hành cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam trong việc triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc. Các trường cần khảo sát, đánh giá, những tiêu chí nào đạt thì tiếp tục triển khai nhân rộng, những tiêu chí nào chưa đạt thì có kế hoạch cụ thể, triển khai dần từng bước để mỗi một năm, mỗi nhà trường, mỗi thành viên trong nhà trường cùng toàn thể các em học sinh cảm thấy được hạnh phúc hơn" - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân nhấn mạnh.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán khi có thông tin phản ánh đề thi giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triệu tập các thành viên có trách nhiệm để kiểm tra, xác minh.
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024  sẽ diễn ra vào ngày 9/11

Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 242/KH-UBND tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 để biểu dương, tôn vinh các em học sinh, sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

(LĐTĐ) Việc tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển nhanh, cũng như nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng ngày càng đa dạng.
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động