Người thắp lửa trong tâm hồn học sinh
Người hơn 20 năm “vác tù và hàng tổng” | |
Chuyện cô giáo tự xây dựng phần mềm | |
Thầy giáo Phạm Văn Hoan: Hạnh phúc là khi mang lại niềm vui cho học trò |
Biến học tập thành niềm vui
Cô giáo Lưu Thị Thu Hà cho biết: “Hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, hướng tới mục tiêu “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”, những năm qua, tôi luôn trăn trở với vấn đề đổi mới, sáng tạo các giờ dạy học Ngữ văn. Tôi khao khát thổi lửa cho tiết học và thắp lửa trong tâm hồn học sinh, để các em không cảm thấy nhàm chán, khuôn sáo, nặng nề, để mỗi tiết học luôn thật hứng khởi và mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Cô giáo Lưu Thị Thu Hà trình bày trước Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo. (Ảnh: P.T) |
Với tinh thần “giảm áp lực, tăng hứng thú”, biến học tập thành niềm vui và nhu cầu tự thân, cô giáo Thu Hà đã áp dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học tích cực nhằm khơi gợi niềm say mê hứng thú, khám phá tiềm năng còn ẩn sâu trong học sinh, từ đó nâng đỡ nhân cách các em phát triển, hướng tới giá trị chân - thiện - mĩ.
Để tạo hứng thú cho mỗi học sinh, trong mỗi giờ học, cô giáo Lưu Thị Thu Hà thường lồng ghép các buổi “Talkshow truyền hình - Tại sao không?”. Theo đó, học sinh đóng vai MC, giáo sư Sử học... cùng thảo thuận về bài học. Đồng thời, cô Hà cũng hướng dẫn học sinh khai thác tư liệu từ thư viện Hà Nội để tự tay làm ra những cuốn sách, cuốn tạp chí văn học, nghệ thuật. Học sinh nhờ thế đã phát huy được những cá tính và tài năng nghệ thuật độc đáo.
“Có một thực tế không thể phủ nhận, hiện nay, nhiều giờ học văn chưa đủ hấp dẫn khiến học sinh không hào hứng. Hình thức tổ chức giờ học sáng tạo dưới dạng một talkshow thực sự đã giảm áp lực, tăng hứng thú, cho học sinh được học mà chơi, chơi mà học, lại giúp các em hình thành nhiều kĩ năng cần thiết. Tôi đã hướng dẫn các em mô phỏng các chương trình truyền hình như “Hỏi xoáy đáp xoay”, “Văn hóa sự kiện và nhân vật”, “Nhà tròn”… để chuyển tải nội dung các bài văn học sử, các bài tác giả văn học một cách lý thú. Từ sân khấu lớp học, tôi cũng đã kết nối với một số chương trình truyền hình, cho các em được đến sân khấu trường quay tham gia với vai trò khách mời để các em có những trải nghiệm thú vị” - cô giáo Thu Hà tâm sự.
Thông qua Dự án đã giúp cô giáo Thu Hà phát hiện ra khả năng viết kịch bản, dựng tình huống rất tốt ở một số học sinh và khả năng ứng biến thú vị, hài hước ở nhiều học sinh. Cô giáo Thu Hà cho biết: “Sau khi tư vấn, hướng dẫn cho các em về cách đặt và trả lời câu hỏi, tôi thấy các em có sự trưởng thành rõ rệt khi tham gia ở chương trình truyền hình với vai trò khách mời. Và có những học sinh đã nuôi dưỡng giấc mơ nghề nghiệp từ sân chơi này như thi đỗ vào khoa Đạo diễn của Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh hay thử sức làm MC chuyên nghiệp”.
Hay như với dự án “Em làm cô giáo”, các em học sinh đã được trải nghiệm thử công việc của người giáo viên như: Chấm điểm, viết lời phê, soạn bài giảng, tổ chức các hoạt động dạy học... Nhờ vậy, những giờ học văn đã trở nên vui vẻ, sôi nổi khi các học sinh đọc lời phê dí dỏm, hài hước hoặc chỉn chu, trang nghiêm của bạn mình; đồng thời tự nhận ra thiếu sót hạn chế trong bài của chính mình…
Chú trọng giáo dục nhân cách
Cô giáo Thu Hà chia sẻ: “Tôi rất tâm đắc với câu nói về vai trò của người thầy: “Người thầy cầm tay, mở ra trí óc và chạm đến trái tim”. Và môn văn với lợi thế, đặc trưng riêng của môn học cho phép người giáo viên không chỉ cung cấp tri thức mà còn làm phong phú thêm cảm xúc, hướng học trò đến các giá trị nhân văn, tiến bộ của đời sống. Nhưng rõ ràng, một tiết học đi theo lối mòn, nặng nề, xơ cứng sẽ không thể thực hiện được mục đích cao đẹp học văn là học làm người”.
Cô giáo Lưu Thị Thu Hà trong một tiết học |
Dự án “Chuyện kể lớp mình” được cô giáo Thu Hà ấp ủ thực hiện xuất phát từ mong muốn “gieo điều thiện, ươm lòng nhân, nuôi khát vọng, hái trái lành”, tạo nên những thế hệ học trò không chỉ sáng về trí tuệ mà còn ấm trong trái tim. Các em tự lựa chọn những người, những việc khiến các em băn khoăn, xúc động rồi chia sẻ, đối thoại với tập thể lớp. Khi Dự án kết thúc, các em vừa có một tài liệu học tập bổ ích vừa hình thành tư duy đa chiều, tư duy phản biện và được lan tỏa các giá trị nhân văn ý nghĩa.
“Tôi ấn tượng nhất lời phát biểu của một em học sinh. Em cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện về những em bé vùng cao đi về mỗi ngày bốn tiếng đường rừng chỉ với một chút cơm trắng nhà chuẩn bị, học trong những lớp học gió lạnh lùa qua khe cửa mà vẫn cố gắng bám lớp, bám trường. Em gọi đó là một phút giật mình rất nhân văn để em nhận ra mình đã lãng phí cơ hội, thời gian, trí tuệ trong khi xuất phát điểm của em có thể đã là mơ ước của bao người” - cô giáo Thu Hà cho hay.
Cô giáo Lưu Thị Thu Hà chia sẻ: “Trường Trung học phổ thông Việt Đức - ngôi trường giàu truyền thống dạy và học là cái nôi giúp tôi trưởng thành. Trong những năm qua, sự thấu hiểu, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường, sự phối hợp nhiệt tình của các đồng nghiệp, sự ủng hộ từ cha mẹ học sinh và không thể không kể tới niềm tin, tình yêu của các học sinh thương mến đã cho tôi động lực để tận tụy với nghề, có ý thức vươn lên đổi mới, sáng tạo đáp ứng yêu cầu giáo dục mới của thời kì mới”. |
Hay nhân câu chuyện của học sinh kể về một tấm gương đã vượt lên sự thua thiệt về ngoại hình để tỏa sáng tài năng, cô giáo Thu Hà có nhắc lại lời của một người nổi tiếng và hỏi các học sinh “Nhan sắc có phải là một tài năng?”. Vượt ngoài mong đợi của cô Hà, cả lớp rất sôi nổi bày tỏ ý kiến. Nhờ những câu chuyện và những vấn đề như thế, cô giáo Thu Hà đã kịp thời phát hiện và điều chỉnh những nhận thức chưa lành mạnh trong học sinh như: Ý nghĩ nhan sắc sẽ trải thảm đỏ và cho bản thân mọi thứ, tư tưởng sẵn sàng đánh đổi sức khỏe để đẹp bằng mọi giá…
Qua thời gian thực hiện dự án dài lâu, cô giáo Thu Hà đã nhận thấy các em có nhiều chuyển biến tích cực hơn từ thái độ lễ phép khi gặp thầy cô, sự chan hòa thân thiện với bạn bè cho tới ý thức bảo vệ môi trường sống, tinh thần nhiệt tình với các hoạt động tập thể, thái độ sống tích cực chủ động. Tập thể lớp đoàn kết, gắn bó, quan tâm đến nhau hơn, biết chia sẻ và động viên lẫn nhau.
Đối với cô giáo Lưu Thị Thu Hà, thành công lớn nhất của nhà giáo là chạm đến được trái tim học trò bằng trí tuệ và nhân cách của mình. Theo cô Hà, khi giáo viên khiến cho trò yêu kính thầy cô, yêu thích môn học, cả cánh cửa trí tuệ và cánh cửa tâm hồn của học sinh đều sẽ mở ra. “Được trở thành nhà giáo vừa là niềm tự hào vừa là một trọng trách.
Tôi hiểu rõ “một thầy giáo tốt như một ngọn nến - ngọn nến cháy để soi đường cho những người khác”. Do đó, mỗi nhà giáo hãy tâm huyết với nghề, không ngừng đổi mới sáng tạo để là ngọn nến cháy hết mình, thắp lửa và soi đường cho học sinh thân yêu” - cô giáo Lưu Thị Thu Hà nhắn nhủ.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40