Cửa lớp 10 công lập hẹp, học sinh chọn trường nghề
Thí sinh cần lưu ý gì khi đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 tại Hà Nội | |
Giảm tối đa áp lực kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 |
Mỗi năm TP HCM sẽ giảm 3% số học sinh (HS) tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập để thực hiện công tác phân luồng HS sau THCS. Năm nay, theo Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025, sẽ có ít nhất 30% HS tốt nghiệp THCS rẽ hướng học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Hồ sơ học nghề tăng đột biến
Theo ông Trần Phương, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Việt Giao, số lượng phụ huynh của HS lớp 9 quan tâm đến các trường nghề nhiều hơn và sớm hơn mọi năm. Phụ huynh cũng đã hiểu hơn về bản chất, hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp.
Hằng năm, 2 tháng sau khi bắt đầu học kỳ II, phụ huynh mới quan tâm đến định hướng chọn trường, chọn nghề cho con nhưng năm nay khi bắt đầu học kỳ II, phụ huynh đã quan tâm ngay. Chỉ tiêu năm nay là 600 học viên nhưng đến hiện tại đã có 217 hồ sơ đặt chỗ, tương đương 33%, mặc dù HS chưa thi học kỳ II.
Học sinh học nghề cơ khí tại Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương Ảnh: TẤN THẠNH |
"Mọi năm không có trường hợp đặt chỗ trước, có khi hồ sơ tuyển sinh không đủ chỉ tiêu đã đặt ra nhưng ở thời điểm hiện tại, phụ huynh đã có định hướng rõ ràng hơn cho con không học lớp 10 công lập mà chuyển thẳng học nghề, nếu như không nhất thiết phải cho con học các trường ĐH cao cấp hoặc chuyên sâu. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong công tác phân luồng HS sau THCS" - ông Trần Phương nhận định.
Tại Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, lượng hồ sơ tuyển sinh cũng đã vượt quá chỉ tiêu dự kiến, một số ngành phải đóng để dành chỗ cho các HS tốt nghiệp THPT. Bà Nguyễn Thị Lý, hiệu trưởng nhà trường, cho biết những năm trước, số lượng hồ sơ đăng ký vừa đủ với chỉ tiêu tuyển sinh nhưng năm nay, lượng hồ sơ trường nhận được đã hơn 3.000 hồ sơ, một số ngành đã vượt chỉ tiêu và phải đóng sớm các ngành như: tiếng Hàn, tiếng Nhật, công nghệ kỹ thuật ôtô. Đối với HS sau THCS vẫn có nhiều cơ hội vì lượng hồ sơ đăng ký cũng chưa nhiều, trường hiện có 7 ngành bậc trung cấp với khoảng 300 chỉ tiêu.
Đẩy mạnh hướng nghiệp, nâng chất đào tạo
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần đẩy mạnh tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiếp tục đẩy mạnh tuyển sinh đối tượng tốt nghiệp THCS vào học liên thông lên trình độ CĐ, đáp ứng mục tiêu phân luồng theo đề án. Song song đó, đẩy mạnh việc tuyển sinh, đào tạo các chương trình chất lượng cao, cần chú trọng đào tạo nhân rộng theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài.
Ông Nguyễn Quang Tiệp, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Quốc tế Sài Gòn, cho biết hiện tại trường vẫn đang đẩy mạnh các chương trình hướng nghiệp ở các trường THPT, THCS để phụ huynh nắm rõ hơn về quyết định lựa chọn trường nghề. Đồng thời, trường đầu tư cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị cho những ngành thiết yếu của trường, như những ngành về chăm sóc sắc đẹp, thẩm mỹ. Đầu tư các thiết bị dạy và học sát với nhu cầu doanh nghiệp hơn để học viên sau khi tốt nghiệp có thể đi làm ngay.
Mặc dù dự báo lượng hồ sơ đăng ký vào học ở trường sẽ tăng, nhưng theo ông Trần Phương, trường sẽ không tăng chỉ tiêu tuyển sinh vì không xây dựng mới cơ sở, nhà trường sẽ chú trọng đến đào tạo chất lượng hơn là số lượng. Như vậy, HS lớp 9 chắc chắn sau khi học nghề xong sẽ đi làm được ngay hoặc có thể kiếm thêm thu nhập để học song song văn hóa.
Nỗ lực trong công tác tuyển sinh, đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng là thế nhưng công tác phân luồng vẫn gặp khó khăn, nhiều khâu chưa gỡ được "nút thắt". Ông Trần Phương cho rằng phụ huynh đã có cái nhìn trực diện hơn về giáo dục nghề nghiệp, là một trong 2 phương pháp học, không hơn hay thua kém con đường học ĐH, cái nào phù hợp thì phụ huynh lựa chọn. Nhưng vẫn còn vướng ở các cấp quản lý, là lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo tại các quận - huyện, hiệu trưởng các trường THCS còn nhận định những HS học lực yếu mới đi học nghề. "Như vậy, rất khó để hướng nghiệp đúng, phân luồng đúng đối tượng HS. Các em học nghề thậm chí phải học đến hơn 50 môn nghề, kèm thêm đó là các môn văn hóa nên không thể nói các em học lực kém hay học nhẹ hơn chương trình trong trường văn hóa được" - ông Trần Phương nói.
Khó giữ chân học viên Bà Nguyễn Thị Lý cho biết vấn đề lớn nhất ở các trường trung cấp là giữ chân học viên, đến khi ra trường, một lớp chỉ còn khoảng 50% học viên. Ở độ tuổi sau THCS, các em chưa ý thức được trách nhiệm với tương lai của bản thân, nếu không thích học tại trường trung cấp này thì chuyển trường khác nên lượng học viên không ổn định đến hết khóa học. |
Theo Nguyễn Thuận/nld.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin khác
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu
Xã hội 17/11/2024 12:04