Giảm tối đa áp lực kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Việc Hà Nội quyết định bỏ môn thi thứ tư trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2020 - 2021 đã làm giảm phần nào sự căng thẳng, lo lắng cho giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh khi mà kỳ thi này năm nào cũng là kỳ tuyển sinh khốc liệt với chỉ có trên 60% học sinh có thể “đặt vé” vào các trường công lập.
giam toi da ap luc ky thi tuyen sinh vao lop 10 Lý do Hà Nội bỏ môn thi thứ tư trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
giam toi da ap luc ky thi tuyen sinh vao lop 10 Hà Nội bỏ môn thi thứ tư trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Thở phào nhẹ nhõm

Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1612/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021. Theo kế hoạch, kỳ thi dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 17 và 18/7/2020. Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 cho tất cả các trường THPT công lập với 3 bài thi độc lập gồm: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật. Thí sinh được đăng ký thứ tiếng Ngoại ngữ khác với thứ tiếng Ngoại ngữ đang được học tại trường Trung học cơ sở (THCS).

giam toi da ap luc ky thi tuyen sinh vao lop 10
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020 tại Hà Nội. (Ảnh: L.H)

Cùng với việc bỏ môn thi thứ tư, nội dung của đề thi cũng được giảm tải. Theo đó, đề thi sẽ gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành đã được tinh giản theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS. Đề thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao. Để thi môn Ngoại ngữ chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu vận dụng cấp độ thấp.

Có thể nói, trong bối cảnh học sinh các cấp vẫn phải nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19 thì quyết định này của Hà Nội khiến học sinh và phụ huynh thở phào. Bởi thực tế, việc học trên truyền hình, học online không thể hiệu quả bằng thầy và trò tương tác trực tiếp. Giờ lại phải học thêm nhiều môn khác nữa trong tư thế không biết sẽ thi môn nào sợ rằng học sinh không kịp học, hiệu quả không cao.

Em Phạm Ngọc Linh (học sinh lớp 9 tại một trường THCS ngoài công lập ở quận Hà Đông) cho biết, việc học sinh phải nghỉ ở nhà và học qua truyền hình, ứng dụng online là một bất lợi rất lớn vì sự tương tác với giáo viên thông qua kết nối ảo khó có thể trơn tru, hiệu quả như trên lớp học. Khi chưa thông báo bỏ thi môn thứ tư, em và các bạn đều lo lắng bởi vừa phải tập trung cho 3 môn chính vừa lo lắng không rõ sẽ thi thêm môn gì để ôn tập. Nếu căng ra để học thêm 6 môn còn lại sẽ rất mệt. “Hiện giờ, chúng em đã vững tin hơn cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới, sẽ dành nhiều thời gian để ôn tập 3 môn như thông báo” - Ngọc Linh chia sẻ.

Cùng chung tâm trạng, em Nguyễn Thị Hải Vân (cùng trường với em Phạm Ngọc Linh) nói thêm: Theo em, quyết định bỏ môn thi thứ tư trong kỳ thi tuyển sinh vào 10 của thành phố Hà Nội là hoàn toàn hợp lí, vừa mang lại cơ hội nhưng cũng vừa là thử thách lớn cho mỗi sĩ tử. Khi lược bỏ bớt một môn thi, áp lực thi cử trên vai các bạn cũng được giảm đi đáng kể vì chỉ cần tự học kĩ 3 môn chính bằng cách nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo hay học trên truyền hình, qua internet mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào thầy cô. Toán là bộ môn đòi hỏi sự tư duy logic, tính toán hợp lí, Ngữ văn lại giúp trau dồi tình cảm và khả năng diễn đạt, Ngoại ngữ là ngôn ngữ không thể thiếu trong thời kì hội nhập như hiện nay. Có thể thấy, xét riêng 3 môn học này đã là đầy đủ, toàn diện và đảm bảo tính công bằng cho học sinh. Nhưng đây cũng là thử thách lớn được đặt ra, những bạn đang còn kém, học lệch quá nhiều giữa môn tự nhiên và xã hội cần cố gắng cân bằng lại lực học sao cho điểm trung bình các môn ở mức ổn định.

Nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh có con học lớp 9 sẽ tham gia kỳ thi chuyển cấp năm nay cũng giảm bớt. “Nếu thi đủ 4 môn thì cả phụ huynh và học sinh đều lo lắng. Học thì không được đến trường, thi thì vẫn đủ 4 môn đấy là áp lực về tâm lý chắc chắn không thể tránh được. Bởi vì các con học cũng không được học tập trung, tiếp thu kiến thức của các con hạn chế rất nhiều, chưa kể ý thức học tập của các con rất khác nhau. Do đó, với quyết định mới này của thành phố, chúng tôi hết sức vui mừng. Giảm được bao áp lực khi nhìn thấy con học ngày, học đêm vẫn không đủ thời gian cho cả 9 môn học” - chị Nguyễn Thanh Nhạ (một phụ huynh học sinh ở quận Bắc Từ Liêm) bày tỏ.

Lên kế hoạch ôn tập hợp lý

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Lan (Trường THCS Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, cô hoàn toàn đồng tình với việc bỏ môn thi thứ tư kỳ tuyển sinh lớp 10. Điều này góp phần giảm áp lực cho cả học sinh lẫn nhà trường khi với tình hình hiện nay, thời gian học và ôn thi trước ngày 17/7 sẽ không còn nhiều. Tuy nhiên, cô Lan cũng lưu ý, học sinh lớp 9 không nên chủ quan vì thuận lợi thì cũng là thuận lợi chung của tất cả học sinh. Để chắc chắn đỗ được vào trường như mong muốn thì bản thân học sinh phải tự nỗ lực học tập hơn nữa thay vì chủ quan nghĩ rằng kỳ thi sẽ diễn ra nhẹ nhàng.

Được biết, theo kế hoạch, năm học 2019 - 2020, dự kiến toàn thành phố có 107.246 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, dự kiến: 62% số học sinh tuyển vào trường THPT công lập; 2,6% số học sinh tuyển vào trường THPT công lập tự chủ; 20% số học sinh tuyển vào trường THPT ngoài công lập; 7,5% số học sinh tuyển vào Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và 7,9% số học sinh tham gia học nghề.

Như vậy, năm học 2020 - 2021, dự kiến các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tuyển 90.730 học sinh; trong đó: Các trường công lập tuyển 66.492 học sinh, các trường ngoài công lập tuyển 21.450 học sinh, công lập tự chủ tuyển 2.788 học sinh. Đồng thời tuyển vào Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên 8.043 học viên và tuyển vào các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp 8.473 học sinh.

Theo cô giáo Trần Thị Thảo (Tổ trường Tổ Xã hội - Trường THCS Ban Mai, quận Hà Đông), việc Hà Nội thay đổi kế hoạch, quyết định bỏ môn thi thứ tư trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là một quyết định phù hợp trong điều kiện thực tại, khi học sinh nghỉ học kéo dài vì dịch bệnh; phụ huynh, học sinh lo lắng, áp lực; các nhà trường nỗ lực tìm giải pháp giúp học sinh “nghỉ dịch nhưng không nghỉ học”….

“Hiện tại, nhà trường đã tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học cho học sinh dựa trên nội dung tinh giản chương trình học kỳ II năm học 2019 - 2020 do Bộ GD&ĐT ban hành. Kế hoạch được chia thành nhiều giai đoạn với các phương án khác nhau đảm bảo linh hoạt trong quá trình thực hiện, có sự điều chỉnh theo tình hình thực tế nghỉ dịch Covid-19. Riêng học sinh lớp 9, nhà trường đã có kế hoạch và chương trình luyện thi (cả trực tuyến và trực tiếp) để giúp các em có đủ kiến thức, kỹ năng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới” - cô giáo Trần Thị Thảo thông tin.

Bên cạnh đó, cô giáo Trần Thị Thảo cũng có lời khuyên gửi tới các em học sinh và phụ huynh. Thứ nhất là học vững, nắm chắc. Bởi cuối tháng 3/2020, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn giảm tải chương trình học kỳ II năm học 2019 - 2020 phù hợp với điều kiện thực tế theo tinh thần học đến đâu, thi đến đấy. Những nội dung khó, nâng cao hoặc thực hành đã được giảm tải. Vì vậy, học sinh chỉ cần học chắc kiến thức cơ bản và tăng cường ôn tập kiến thức học kì I. Hơn nữa, cấu trúc đề thi về cơ bản không có thay đổi so với năm học 2019 - 2020 nên học sinh có thể hoàn toàn yên tâm ôn thi.

“Ngoài ra, học sinh cần phải giữ được tâm lí ổn định. Dịch bệnh, nghỉ học, học tại nhà là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để học sinh được tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn. Phụ huynh cần đồng hành, động viên các con trong giai đoạn này để các con không hoang mang lo lắng, giúp các con có kế hoạch học tập và thời gian biểu phù hợp. Đặc biệt, học sinh và phụ huynh khi xác lập mục tiêu vào lớp 10 cần tìm hiểu về điểm xét tuyển của ngôi trường mong muốn, từ đó sẽ có mục tiêu rõ ràng để phấn đấu. Mục tiêu quá cao khiến học sinh khó đạt, mục tiêu quá thấp dễ khiến học sinh chủ quan. Mục tiêu vừa tầm, sát thực tế năng lực học tập của học sinh trong thời điểm này sẽ giúp học sinh tiến gần đến đích” - cô giáo Trần Thị Thảo nhắn gửi.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

(LĐTĐ) Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Ban Tổ chức của SEA Games 33 đã công bố cụ thể 50 môn và nhóm môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội, trong đó không có nhiều môn thế mạnh của Việt Nam.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.

Tin khác

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động