Công nhân tất tả xin học cho con

Thời điểm này, hầu hết các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố đã hoàn tất khâu tuyển sinh, các bậc phụ huynh ở nội thành đã có thể yên tâm khi con em mình được vào học tại những ngôi trường mình mong muốn. Trong khi đó, không ít CNLĐ ngoại tỉnh vẫn “rầu héo” ruột gan bởi cánh cổng trường mầm non công lập đã khép lại với con họ, mà gửi con ở trường tư thì vừa đắt đỏ, vừa bất an. 
Đời sống công nhân và những thực trạng buồn
Home Credit trao 325 suất học bổng cho trẻ là con công nhân
Thiết thực quan tâm đời sống công nhân

Giấc mơ xa vời

Quê ở tận Thanh Hóa, nên sau khi lập gia đình, sinh con, vợ chồng chị Nguyễn Thanh Xuân (công nhân KCN Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) quyết định đưa con và bà nội ra ở cùng nhà trọ gần KCN để tiện đi làm. Năm nay, con gái chị Xuân đến tuổi đi học mầm non, mẹ chồng chị cũng ngỏ ý muốn về quê, nên từ vài tháng trước, chị đã phải tất tả đi hỏi rất nhiều nơi, nhờ nhiều người xin học cho con vào trường công lập trên địa bàn. “Chúng tôi muốn con được vào học trường công lập vì tiền học phù hợp, mà chất lượng chăm sóc, dạy dỗ lại đảm bảo. Thế nhưng xin học trường công khó quá, chủ yếu vì chúng tôi không có hộ khẩu. Tôi đã nhờ đủ người, từ chủ nhà trọ, đến người quen để xin mà không được”- chị Xuân kể. Gần đây, khi trường mầm non công lập trên địa bàn đã tuyển sinh xong xuôi, cánh cổng trường thực sự khép lại với con chị, chị Xuân đành gửi con vào một nhà trẻ tư được nhiều đồng nghiệp từng gửi con ở đó nhận xét là khá tốt, nhưng học phí lại lên tới 1,2 triệu đồng, ngốn gần nửa tháng lương của chị.

Công nhân tất tả xin học cho con
Có chỗ gửi con để yên tâm làm việc là mong muốn của mọi CNLĐ

Tương tự, những ngày này, chị Nguyễn Thị Liên (công nhân KCN Bắc Thăng Long), ở trọ tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, cũng đang “rầu lòng” vì đã không thể thực hiện nguyện vọng gửi con vào trường mầm non công lập. Con trai chị Liên năm nay tròn 3 tuổi, trước đó, cháu được bà ngoại ở quê ra trông nhưng mới đây, bà đã về quê vì “lúc cháu nhỏ quá thì phải ra trông, chứ cứng cáp rồi, ở lại thêm người thêm tốn, bà không muốn đeo thêm gánh nặng cho con cái”. “Biết là xin học ở trường công lập khó, nên tôi đã nhờ chính giáo viên trong trường xin cho cháu, nhưng vẫn không được. Cũng đành chấp nhận vậy thôi, vì số học sinh đúng tuyến ở đây cũng đã quá đông, cơ hội đối với những gia đình không có hộ khẩu như chúng tôi là quá xa vời”- chị Liên buồn bã nói. Không muốn gửi con vào trường tư vì học phí cao, lại không an tâm về chất lượng, chị Liên cho biết, sẽ cho con về quê ở với ông bà, dù xa con buồn, nhớ lắm.

May mắn hơn trường hợp của chị Xuân và Liên, Nguyễn Thị Ngân, công nhân Cty Euro Window, KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, đã xin được cho con vào học tại trường mầm non công lập ở thị trấn Quang Minh. Thế nhưng Ngân vẫn không hết âu lo. “Trường chỉ nhận chăm sóc trẻ trong giờ hành chính, không trông thêm ngoài giờ, mà công nhân chúng em lại làm việc theo ca kíp, nên chắc sẽ lại phải tốn một khoản tiền thuê người đưa đón, trông con trong quãng thời gian bố mẹ chưa tan ca. Giá như có trường mầm non dành riêng cho con công nhân trong KCN thì hay biết mấy”- Ngân ao ước.

Tháo gỡ những khó khăn

Những câu chuyện kể trên không phải là cá biệt mà phổ biến với hầu hết CNLĐ có con nhỏ ở nhiều KCN&CX trên địa bàn cả nước. Tại cuộc đối thoại với lãnh đạo thành phố Hà Nội, tổ chức mới đây, bà Hồng Hà, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Đồ chơi Cheewa- KCN Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, phản ánh, toàn KCN Phú Nghĩa hiện có khoảng 60 doanh nghiệp hoạt động với hơn 10.000 lao động, riêng với công ty Cheewa thì hầu hết lao động là nữ, chiếm 85-90%. Số chị em ở độ tuổi sinh nở, nuôi con nhỏ khoảng trên 50%, thế nhưng vẫn chưa có nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học cho con công nhân trong KCN. Vậy nên hàng nghìn nữ công nhân hằng ngày vẫn phải long đong tìm nhà trẻ, trường mầm non để gửi con.

Đối với KCN Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh, bà Đinh Thị Hương, Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện Đông Anh, cho biết, có khoảng gần 60 ngàn công nhân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn, trong đó, khoảng 2/3 có con trong độ tuổi mầm non. Các trường công lập hiện có không thể đáp ứng được nhu cầu gửi con của họ nên phần lớn con công nhân phải học tại các cơ sở ngoài công lập.

Trong khi đó, theo khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện có hơn 2 triệu CNLĐ làm việc tại các KCN, trong đó gần 70% là lao động nữ. Đa phần lao động nữ có tuổi đời khá trẻ, từ 18 – 40 tuổi, chiếm 97.9%, lao động nữ có con trong độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo chiếm tỷ lệ trên 60% và nhu cầu gửi con của CNLĐ là rất lớn. Trong khi đó hệ thống nhà trẻ mẫu giáo tại KCN lại chưa được quan tâm đúng mức khiến vấn đề gửi con của CNLĐ luôn được đặt ra với nhiều bức xúc…

Trên thực tế, với chức năng chăm lo đời sống người lao động, CĐ các KCN-CX, quận, huyện, ngành - nơi có đông CNLĐ thuê trọ, đang nỗ lực giúp CNLĐ giải quyết chuyện học hành của con cái họ bằng nhiều cách. Điển hình như tại huyện Quốc Oai, theo Chủ tịch LĐLĐ huyện Lê Thị Thu Hà, CĐ đã khảo sát nắm số liệu con CNLĐ thuê trọ đến tuổi đi học, rồi đến liên hệ với các trường còn chỉ tiêu để xin học cho các cháu. Lãnh đạo LĐLĐ huyện Đông Anh cho biết, LĐLĐ huyện Đông Anh cũng làm theo cách này, song đây chỉ là giải pháp tình thế, kết quả phụ thuộc vào may mắn, vì hầu hết các trường trên địa bàn đều quá tải. LĐLĐ huyện Đông Anh đã đề nghị chính quyền địa phương dành quỹ đất xây dựng một trường mầm non cho con CNLĐ và đề xuất với chính quyền, các cơ quan chức năng lập dự án xây dựng trường mầm non cho con công nhân.

Điều đáng phấn khởi là, bằng sự kiên trì đề xuất, kiến nghị của tổ chức CĐ, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, đầu năm nay, UBND TP Hà Nội đã triển khai dự án xây nhà trẻ, trường mầm non đầu tiên dành cho con em công nhân tại xã Kim Chung (Đông Anh), với vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Dự án bao gồm 9 công trình nhà 2 tầng, nhà phụ trợ trên diện tích 5.288m2, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành với các nhóm lớp, phòng đa năng, bếp ăn, văn phòng hiệu bộ, khu vực giặt và phơi quần áo; sân có vườn hoa, cây cảnh bóng mát, đường nội bộ… Dự kiến công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 10-2015.

Bên cạnh đó, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 22-5-2015 về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các KCN-CX. Trong đó, Chính phủ giao Bộ GD-ĐT phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển cơ sở giáo dục mầm non ở các KCN trong quá trình xây dựng chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Đồng thời, Thủ tướng giao Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn cụ thể về chính sách đối với lao động nữ quy định tại Khoản 6, Điều 153 về nghĩa vụ của Nhà nước trong việc tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo và Khoản 4, Điều 154, Bộ luật Lao động về nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ, giúp đỡ lao động nữ có con trong độ tuổi gửi trẻ.

Với sự tích cực vào cuộc của các cấp, ngành trong xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo công lập cho con công nhân tại các KCN, hy vọng nỗi lo về việc gửi con nhỏ sẽ giảm bớt, giúp CNLĐ yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp, phát triển sản xuất - kinh doanh, đóng góp cho cộng đồng và xã hội nhiều hơn.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có thư mời về việc thẩm định giá chi phí tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024 trên báo chí, xuất bản phẩm.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Chiều 4/5, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh đã đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 2 trường hợp công nhân bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

(LĐTĐ) Thành công của người công nhân không phải là điều gì đó lớn lao, xa vời mà là luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Đây là quan niệm của anh Lưu Văn Duy - công nhân chế tác trang sức tại Nhà máy sản xuất trang sức DOJI (trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI).
Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Chi bộ Quỹ Trợ vốn công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã tổ chức buổi sinh hoạt đảng chuyên đề quý II năm 2024, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Tính tiên phong, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo trong thực thi công vụ".
Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ ngày 2/5 đến hết 7/5/2024, Công ty Điện lực Điện Biên đã và đang ứng trực 24/24 với khoảng gần 300 ca trực tại các địa điểm diễn ra chuỗi sự kiện.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3 - 5/5, Đoàn đại biểu do Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có chuyến hành trình về nguồn, đến với mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Tin khác

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có thư mời về việc thẩm định giá chi phí tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024 trên báo chí, xuất bản phẩm.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Chiều 4/5, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh đã đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 2 trường hợp công nhân bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa của tổ chức Công đoàn nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.
Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

(LĐTĐ) Thành công của người công nhân không phải là điều gì đó lớn lao, xa vời mà là luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Đây là quan niệm của anh Lưu Văn Duy - công nhân chế tác trang sức tại Nhà máy sản xuất trang sức DOJI (trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI).
Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Chi bộ Quỹ Trợ vốn công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã tổ chức buổi sinh hoạt đảng chuyên đề quý II năm 2024, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Tính tiên phong, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo trong thực thi công vụ".
Ba Vì: Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024

Ba Vì: Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Phòng Giáo dục Đào tạo cùng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ba Vì tổ chức Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024; biểu dương khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi giáo viên dạy giỏi năm học 2023 - 2024.
Thường Tín: Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Thường Tín: Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024. Dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố; Nguyễn Tiến Minh - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy; Tạ Hữu Thọ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Thường Tín; Nguyễn Xuân Minh - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín…
32 đội bóng tranh tài tại Giải bóng đá công chức, viên chức, lao động năm 2024

32 đội bóng tranh tài tại Giải bóng đá công chức, viên chức, lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 4/5, tại Sân vận động quận Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc Giải Bóng đá nam tại Hội thao cán bộ, công chức, viên chức, lao động năm 2024, chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024) và 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Huyện Phú Xuyên phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân

Huyện Phú Xuyên phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến

(LĐTĐ) Sáng nay (4/5), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa”.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Tìm hiểu pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Tìm hiểu pháp luật lao động, ATVSLĐ, nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa"

(LĐTĐ) Sáng nay (4/5), tại Hội trường Công ty cổ phần Kim khí Thăng Long (ngõ 134, phố Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động, An toàn vệ sinh lao động; nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa”.
Xem thêm
Phiên bản di động