Công nhân lao động “ngại” khám sức khoẻ định kỳ

(LĐTĐ) Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm, hay còn gọi là khám sức khỏe tổng quát, hiện vẫn chưa được nhiều người quan tâm một cách đúng mực, đặc biệt là công nhân lao động (CNLĐ) tại các Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất. Họ chỉ tới bệnh viện khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bệnh trở nặng, hoặc khi công ty tổ chức khám định kỳ.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Chú trọng quan tâm đến sức khỏe người lao động Phối hợp tổ chức khám sức khỏe định kỳ năm 2022 cho cán bộ, nhân viên Khám sức khỏe định kỳ: Nhiều người lao động sản xuất rau, hoa còn thiệt thòi

Muốn khám bệnh nhưng điều kiện còn khó khăn

Thực tế cho thấy, nhiều CNLĐ chỉ đến các cơ sở y tế khám khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe chứ không tham gia khám sức khỏe định kỳ. Phần lớn CNLĐ e ngại đi khám phát hiện ra bệnh, nên không đi, khi có dấu hiệu bệnh hoặc trở nặng thì mới nhập viện chữa trị.

Là người “ngại gặp bác sĩ”, chị P.T.H.C., công nhân một công ty chuyên sản xuất giày da tại KCN tỉnh Bình Thuận chia sẻ: “Tôi thấy mình khoẻ, cũng không có dấu hiệu đau ốm gì, trong khi công việc của tôi khá bận rộn, rất ngại xin nghỉ vì sợ ảnh hưởng đến khâu sản xuất. Mặt khác, tới cơ sở y tế ngại nhất là thủ tục và tốn thời gian chờ đợi nên bình thường tôi hiếm khi quan tâm đến khám sức khoẻ định kỳ chứ ai chẳng mong có một sức khỏe thật tốt để làm việc, lao động sản xuất”, chị C. nói

Trong khi đó, nhiều CNLĐ tại KCN tỉnh Bình Thuận cho rằng, mặc dù được công ty trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ để làm việc nhưng do phải thường xuyên làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại nên sức khỏe của họ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Khám sức khỏe định kỳ là quyền lợi mà CNLĐ được hưởng
Khám sức khỏe định kỳ là quyền lợi mà CNLĐ được hưởng

Trong số đó, nhiều trường hợp là các nữ CNLĐ còn thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản nên thường mắc các bệnh phụ khoa. Dù nhận thức được điều đó, nhưng với tâm lí ngại xin nghỉ sẽ bị trừ lương và sợ tốn kém thêm chi phí nên các nữ CNLĐ này vẫn đi làm bình thường và để bệnh tự khỏi.

Theo thống kê từ Công đoàn KCN tỉnh Bình Thuận, tiền lương bình quân của người lao động trong các KCN là 6,2 triệu đồng/tháng nên nếu phải chi trả thêm tiền thuốc men thì CNLĐ không còn dư dả kinh phí để trang trải cuộc sống.

Vì vậy, có trường hợp CNLĐ thường tự lên mạng tra google về các dấu hiệu bệnh của mình rồi tự ra nhà thuốc mua thuốc về uống hoặc mượn đơn thuốc của người có triệu chứng tương tự để điều trị mà không cần đến bệnh viện. Việc tự ý chữa trị sẽ gây ra hiệu quả nghiêm trọng khiến CNLĐ “tiền mất tật mang”, thậm chí còn khiến bệnh tiến triển nặng thêm.

Khám sức khỏe định kỳ quan trọng ra sao?

Sức khỏe của người lao động đóng vai trò quan trọng quyết định tiến độ, năng suất làm việc của người lao động và tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

Để góp phần xóa tan tâm lý “CNLĐ ngại khám bệnh”, thời gian qua, Công đoàn KCN tỉnh Bình Thuận đã tổ chức các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, CNLĐ về tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ, đồng thời, trực tiếp triển khai nhiều mô hình khám chữa bệnh nhằm chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần cho đoàn viên, CNLĐ.

Ông Trần Duy Thanh, Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn KCN tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện có 36 doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở (CĐCS) tại KCN với 10.213 CNLĐ, trong đó có 9.362 đoàn viên.

Do phải làm việc trong môi trường độc hại nên CNLĐ rất dễ bị bệnh nghề nghiệp nhưng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ý thức chăm sóc sức khỏe không cao nên họ không coi trọng việc khám sức khỏe một cách thường xuyên.

Cũng theo ông Thanh, nhằm thể hiện sự chăm lo đối với đoàn viên, CNLĐ của tổ chức Công đoàn, giúp họ hiểu thêm về tình trạng sức khỏe của mình, từ đó biết cách chăm sóc phù hợp, đảm bảo sức khỏe phục vụ lao động sản xuất và chăm lo cho gia đình tốt hơn. Công đoàn KCN tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Ban Tuyên giáo - Nữ công thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Thuận cùng các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức thực hiện mô hình “Sức khỏe của bạn”, để khám và tư vấn sức khỏe cho 86 nữ đoàn viên, CNLĐ thuộc Công ty TNHH Quốc tế Right Rich và Công ty TNHH Kim Đô tại KCN.

“Ngoài việc tuyên truyền, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức việc khám sức khỏe thường xuyên cho đoàn viên, CNLĐ, tôi cho rằng các KCN cần được thành lập Trung tâm y tế cho công nhân để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho họ”, ông Thanh nói.

Thời gian qua, Công đoàn KCN tỉnh Bình Thuận đã có nhiều hoạt động ý nghĩa chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, CNLĐ.
Thời gian qua, Công đoàn KCN tỉnh Bình Thuận đã có nhiều hoạt động ý nghĩa chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, CNLĐ.

Theo Bà Đoàn Thị Mỹ Thạch, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Quốc tế Right Rich (KCN tỉnh Bình Thuận) cho biết, vì công việc thường ngày bận rộn nên các CNLĐ không có thời gian đi kiểm tra, tầm soát sức khỏe thường xuyên.

Do đó, CĐCS thường xuyên tham mưu cho Ban Lãnh đạo Công ty tổ chức khám bệnh định kỳ cho đoàn viên, CNLĐ hằng năm. Cụ thể, thực hiện khám 1 lần/năm đối với lao động làm công việc bình thường, 2 lần/năm đối với lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại và có gói khám riêng đối với lao động nữ.

Đồng thời, phối hợp với Công đoàn KCN tỉnh Bình Thuận triển khai thêm nhiều chương trình phúc lợi nhất là các chương trình về ưu đãi khám sức khỏe: “Thông qua những hoạt động này sẽ giúp đoàn viên, CNLĐ có cơ hội tầm soát bệnh tật, nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như của doanh nghiệp về tình trạng sức khỏe của người lao động. Các đoàn viên, CNLĐ rất hài lòng và ghi nhận chương trình thiết thực, ý nghĩa này của tổ chức Công đoàn”, bà Thạch cho biết.

Hương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM:  Ban hành quy trình phối hợp xử lý các vụ xâm hại, bạo lực trẻ em

TP.HCM: Ban hành quy trình phối hợp xử lý các vụ xâm hại, bạo lực trẻ em

(LĐTĐ) Để giải quyết, xử lý các vụ việc liên quan đến trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục một cách nhanh chóng, chính xác, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ban hành quy trình nhằm chi tiết hóa cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các ngành, cụ thể hóa trách nhiệm của các cá nhân, tập thể từ cấp cơ sở xã, phường, thị trấn, quận, huyện đến các ngành; xử lý đồng bộ, nhanh chóng, nghiêm minh các vụ việc trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
Hoài Đức: 109 hộ dân xã An Thượng được chi trả tiền bồi thường dự án đường Vành đai 4

Hoài Đức: 109 hộ dân xã An Thượng được chi trả tiền bồi thường dự án đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Mới đây, 109 hộ gia đình, cá nhân xã An thượng có đất và tài sản trên đất nằm trong chỉ giới thu hồi phục vụ dự án đường Vành đai 4 được Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức (Hà Nội) tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ đợt 5.
App EVNHANOI: Dễ dàng quản lý lượng điện tiêu thụ qua tính năng “Ước tính điện năng tiêu thụ của thiết bị”

App EVNHANOI: Dễ dàng quản lý lượng điện tiêu thụ qua tính năng “Ước tính điện năng tiêu thụ của thiết bị”

(LĐTĐ) Để tránh “méo mặt” khi nhận hóa đơn tiền điện lúc thời tiết chuyển mùa nắng nóng, khách hàng nên kiểm soát chỉ số tiêu thụ điện hằng ngày, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả, tránh lãng phí và rơi vào bậc thang giá cao.
Hà Nội: Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023

Hà Nội: Khai mạc Tuần lễ mận, nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023

(LĐTĐ) Tối 1/6, tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long (Hà Nội), dưới sự chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Sơn La, Trung Tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Sơn La đã phối hợp cùng Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức Tuần lễ mận và nông sản an toàn tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố năm 2023.
Tặng quà, biểu dương con cán bộ, người lao động nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6

Tặng quà, biểu dương con cán bộ, người lao động nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6

(LĐTĐ) Với tinh thần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác trẻ em; tạo điều kiện cho các em có Tết Thiếu nhi tươi vui, bổ ích, ngày1/6, Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình “Gặp mặt, tặng quà, biểu dương con cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động nhân dịp Tết Thiếu nhi 1/6”.
Sôi động không khí chuẩn bị Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

Sôi động không khí chuẩn bị Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

(LĐTĐ) Sau thời gian chờ đợi vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa với chủ đề “Khánh Hòa - Khát vọng phát triển” sẽ khai mạc tối 3/6 tới. Các nhân lực được phân công thực hiện công tác thi công, đảm bảo an ninh, an toàn… đang hối hả chuẩn bị những khâu cuối cùng phục vụ giờ khai hội.
TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát thông tin cảnh báo, vi rút Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện trở lại.

Tin khác

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

Trời nóng, công nhân càng “ngóng” nhà ở xã hội!

(LĐTĐ) Thời điểm hiện tại, Thủ đô Hà Nội đang bước vào đợt nắng nóng cao điểm. Đây cũng là lúc, người lao động thuê trọ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt do nắng nóng. Bày tỏ nguyện vọng của mình, người lao động cho biết, họ rất mong thành phố Hà Nội sớm triển khai xây dựng các khu nhà ở xã hội để người lao động với thu nhập thấp vẫn có thể thuê, mua để đảm bảo đời sống sinh hoạt.
Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thăm, tặng quà người bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thăm, tặng quà người bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Nhân Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2023, mới đây, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Lê Văn Thanh dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà một số người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thân nhân người bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng đi có lãnh đạo Sở LĐTBXH Hà Nội.
Thách thức với lao động làng nghề

Thách thức với lao động làng nghề

(LĐTĐ) Bên cạnh việc các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông thôn mới, thì hiện tại cũng đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức về ô nhiễm môi trường và an toàn lao động.
Ước vọng công nhân

Ước vọng công nhân

(LĐTĐ) Kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương, 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động 1/5 cũng là thời điểm cả nước diễn ra Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2023 cũng như diễn ra Đại hội Công đoàn các cấp… nên càng có ý nghĩa với mỗi đoàn viên, công nhân lao động. Nhân sự kiện này, Lao động Thủ đô đã lược ghi lại một số ý kiến về “ước vọng” của họ đối với đời sống, thu nhập, việc làm… cũng như kỳ vọng về tương lai Thủ đô và đất nước.
Chuyển biến tích cực trong công tác an toàn vệ sinh lao động

Chuyển biến tích cực trong công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Xác định an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác quan trọng, liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người và môi trường làm việc của người lao động, thời gian qua, các cấp, ngành, đoàn thể của thành phố Hà Nội đã phối hợp triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ trên địa bàn.
Bàn giải pháp chăm lo nhà ở cho công nhân

Bàn giải pháp chăm lo nhà ở cho công nhân

(LĐTĐ) Chiều 27/4, tại Hà Nội, báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức chương trình Tọa đàm chuyên đề số 1 năm 2023 với chủ đề “Chỗ ở và nhà ở - Nhu cầu cấp bách của công nhân”.
Xây dựng đội ngũ công nhân thoát nước lành nghề, tinh nhuệ

Xây dựng đội ngũ công nhân thoát nước lành nghề, tinh nhuệ

(LĐTĐ) Bằng sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công nhân viên, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2022, từ đó đảm bảo đời sống, việc làm, thu nhập tiền lương cho người lao động.
Hà Nội: Tai nạn lao động chủ yếu là do ngã cao

Hà Nội: Tai nạn lao động chủ yếu là do ngã cao

(LĐTĐ) Các vụ tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm qua chủ yếu là tai nạn ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành Xây dựng, sản xuất lắp ráp cơ khí... Nạn nhân của các vụ tai nạn lao động hầu hết là lao động phổ thông, ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 1 tháng, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc…
Rút BHXH một lần, người lao động tự tước đi quyền an sinh cơ bản

Rút BHXH một lần, người lao động tự tước đi quyền an sinh cơ bản

(LĐTĐ) Với nhiều người, số tiền rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có thể “ra tấm, ra món” song cũng chỉ đủ trang trải trong vài tháng ngắn ngủi nhưng lại cả chặng dài gian nan khi về già.
Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động

Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động

Theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2022 là trên 14.000 tỷ đồng (tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2021). Thiệt hại về tài sản và tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động đều tăng.
Xem thêm
Phiên bản di động