Khám sức khỏe định kỳ: Nhiều người lao động sản xuất rau, hoa còn thiệt thòi
Khám sức khỏe miễn phí cho 1.200 người có công, đoàn viên, công nhân, viên chức lao động Chú trọng giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ |
Tại một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất rau, hoa nhỏ lẻ, NLĐ làm việc ở đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp. Ảnh: Đức Thiệm. |
Còn nhiều nơi NLĐ bị thiệt thòi
Ông Đinh Quốc Huy, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sản xuất Bejo Việt Nam tại thôn Tân Tiến, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị sản xuất hạt giống rau ứng dụng công nghệ cao, NLĐ ở đây làm việc trong môi trường thoáng mát, an toàn và được khám sức khỏe định kỳ theo quy định tại Luật ATVSLĐ năm 2015, từ đó phòng tránh được bệnh nghề nghiệp.
Theo ông Huy, để có được điều này cần phát huy vai trò của Công đoàn cơ sở (CĐCS). Như ông Huy là thành viên Hội đồng ATVSLĐ, các ủy viên ban chấp hành, tổ trưởng tổ công đoàn đều là an toàn vệ sinh viên nên thuận lợi trong tham gia ý kiến, đề xuất, thương lượng kịp thời để doanh nghiệp có những chính sách đảm bảo sức khỏe cho NLĐ tốt hơn so với quy định pháp luật.
“Hằng năm, CĐCS đề xuất Công ty hợp đồng với cơ sở y tế đến tận nơi để khám sức khỏe cho 100% NLĐ. Ngoài chế độ khám theo quy định của Bộ Y tế, NLĐ còn được khám chuyên sâu như: siêu âm, nội soi, điện tâm đồ; tầm soát ung thư; khám phụ khoa; các bệnh về hô hấp, da liễu, nấm…”, ông Đinh Quốc Huy nói.
Ở nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, NLĐ được làm việc trong môi trường đảm bảo ATVSLĐ. Ảnh: Đức Thiệm. |
Vẫn biết khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ là quy định bắt buộc đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ), song trong thực tế còn không ít NLĐ, nhất là NLĐ làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang trại nhỏ, chưa có tổ chức Công đoàn và lao động tự do… chưa được hưởng quyền lợi từ quy định này.
Đơn cử như chị Nguyễn Thị Lan hiện đang làm việc trong một trang trại mini phục vụ khách du lịch tại Phường 7, thành phố Đà Lạt chia sẻ, công việc hằng ngày của chị là trồng và chăm sóc hoa. Mới nghe qua tưởng chừng công việc này rất nhẹ nhàng, nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy không hề đơn giản. Bởi hằng ngày những NLĐ như chị thường phải thức khuya, dậy sớm để chuẩn bị trước và dọn dẹp cuối mỗi ngày, thời tiết lạnh nên hay bị đau xương, khớp.
Cùng với đó, ở công đoạn ươm cây, xử lý giá thể trồng cây, hoa phải tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, hóa chất… nguy cơ bị sướt sát tay chân, lâu ngày cũng tạo môi trường thuận lợi cho bệnh mấm da phát triển gây ngứa, mẩn da tay.
“Chúng tôi thường làm việc ở mỗi nơi trong thời gian ngắn, cũng không có hợp đồng lao động nên không được khám sức khỏe định kỳ. Khi thấy mình bị đau xương khớp hay trầy sướt, ngứa tay chân thì xin nghỉ để đi khám bệnh; cũng có ông chủ tốt bụng thì cho ít tiền thuốc men” - chị Nguyễn Thị Lan trải lòng.
Hay anh Đinh Văn Cam, một người lao động tự do ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng thì cho biết, quê anh ở Thái Bình vào vùng đất trồng rau, hoa này tìm việc làm. Ại gọi gì anh làm nấy, nhưng chủ yếu là phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cho rau, hoa cả trong nhà kính, nhà lưới và ngoài tự nhiên.
“Công việc của những người như tôi chủ yếu làm vào thời gian buổi trưa, thường thì từ khoảng 9 giờ đến 15 giờ. Mình cũng có ủng, găng tay và mặt nạ chống độc để phòng nhiễm bệnh nhưng không thể tránh hết được, bởi hầu như ngày nào cũng làm công việc đó.
Trái gió, trở trời thường bị ho, khó thở và mỏi xương khớp, khi ấy mới mua thuốc uống chứ có khám sức khỏe định kỳ gì đâu” - anh Đinh Văn Cam bộc bạch.
Ở nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, NLĐ được làm việc trong môi trường đảm bảo ATVSLĐ. Ảnh: Đức Thiệm. |
Để quy định pháp luật vào đời sống
Ông Võ Ngọc Hải, Trưởng phòng Việc làm và Giáo dục nghề nghiệp (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng) cho biết, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở địa phương này thu hút hàng trăm ngàn lao động tham gia.
Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đơn vị có uy tín, có thương hiệu sản phẩm thì chấp hành khá tốt quy định về khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ.
NLĐ Công ty CP Chế biến thực phẩm Đà Lạt tự nhiên (Đức Trọng, Lâm Đồng) được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân. Ảnh Đức Thiệm. |
Bên cạnh đó, tại một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, NLĐ lao động làm việc ở đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp, nhất là các yếu tố độ ẩm, lưu thông không khí trong nhà kính; tiếp xúc với phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật… nhưng chưa được NSDLĐ tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp theo quy định.
“Cùng với công tác tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho NSDLĐ và NLĐ, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ”, ông Võ Ngọc Hải nói.
Còn ông Phạm Văn Được, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng thì cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng vi phạm pháp luật về ATVSLĐ là do các bên không giao kết hợp đồng lao động nên không có đủ cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên, khi ấy thiệt thòi luôn thuộc về NLĐ.
Đồng thời, ở những nơi có CĐCS và CĐCS hoạt động hiệu quả thì công tác ATVSLĐ cũng được triển khai thực hiện nghiêm túc hơn, quyền lợi của NLĐ cũng được đảm bảo tốt hơn.
“Chúng tôi tập trung phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, chưa có tổ chức Công đoàn để phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền về đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ ở khu vực này”, ông Phạm Văn Được khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00