Công nhân khó mua nhà vì thu nhập thấp!

(LĐTĐ) Hiện nay, nhu cầu về nhà ở rất lớn, thành phố Hà Nội cũng đang triển khai nhiều dự án nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của công nhân lao động và người lao động có mức thu nhập thấp. Song thực tế cho thấy, với mức thu nhập trung bình 6 - 9 triệu đồng/người/tháng, hầu hết công nhân lao động không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.
Nguồn vốn bố trí thực hiện nhà ở xã hội cho công nhân mới đạt khoảng 35% nhu cầu Gỡ nút thắt tiếp cận nhà ở xã hội Sắp có thêm 720 căn hộ nhà ở xã hội cho lao động thu nhập thấp ở Hà Nội

Chật vật để lo chi phí sinh hoạt

Thu nhập thấp, trong khi đó, phải lo toan rất nhiều các loại chi phí như: Tiền nhà, điện nước, tiền gửi về quê… đã khiến nhiều công nhân lao động phải lựa chọn những khu nhà trọ chật hẹp để tiết kiệm chi phí. Căn phòng rộng chừng 10m2 tại thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung, huyện Đông Anh là nơi ở của chị Nguyễn Thị Oanh, quê Nghệ An (hiện đang làm việc tại Công ty TNHH Linh kiện Điện tử SEI - Việt Nam). Theo chị Oanh, với mức thu nhập bình quân khoảng 6 triệu đồng/tháng, chị Oanh chỉ có thể thuê phòng ở mức 500 nghìn đồng/tháng để tiết kiệm chi phí nhất có thể.

Công nhân khó mua nhà vì thu nhập thấp!
Với mức thu nhập như hiện nay, nhiều công nhân lao động chưa dám nghĩ tới việc mua nhà ở xã hội.

Chắt bóp từng đồng để lo chi phí sinh hoạt cho bản thân và gia đình ở quê, song chị Oanh cũng gặp nhiều khó khăn về nơi ở. “Mình đang ở một mình nên phòng cũng không quá chật. Tuy nhiên, khó khăn nhất là khi thời tiết nắng nóng khiến mình mất ngủ và việc nấu ăn trong phòng làm căn phòng ám mùi đồ ăn.” - chị Oanh cho hay.

Khi được hỏi về việc mua nhà ở xã hội với giá ưu đãi, chị Oanh thở dài: “Với mức thu nhập hiện tại, mình chưa dám nghĩ tới việc mua nhà ở xã hội. Bây giờ thu nhập của mình chỉ đủ sinh hoạt và gửi về quê nên cũng không tiết kiệm được khoản nào. Nếu vay với lãi suất như hiện nay thì mình cũng không đủ khả năng để trả.”

Gia đình chị Nguyễn Thị Thơm (quê Thái Nguyên) hiện đang thuê phòng trọ tại thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh với chi phí 1,7 triệu đồng/tháng. Cùng với tiền phòng, vợ chồng chị Thơm cũng phải trả thêm chi phí điện nước, tổng chi phí cho 1 phòng trọ gia đình từ 2 - 2,3 triệu đồng/tháng. Dù chi phí thuê nhà khá cao so với thu nhập, song vợ chồng chị Thơm vẫn phải cố gắng xoay sở để các con đi học thuận tiện.

Bày tỏ suy nghĩ về việc mua nhà ở xã hội, chị Thơm cho biết: “Với mức thu nhập như hiện tại, tháng nào tiêu hết tháng đó, mình không dám mơ tới việc mua nhà ở xã hội. Điều mình mong là sẽ có thêm nhiều trường học gần khu công nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho con đi học, bố mẹ yên tâm đi làm.”

Cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý

Theo số liệu báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay cả nước có 3,78 triệu công nhân lao động trực tiếp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong số đó có khoảng 1,8 triệu lao động có nhu cầu về nhà ở.

Tuy nhiên, kết quả phát triển nhà ở xã hội cho công nhân chưa đáp ứng được nhu cầu do hiện nay mới hoàn thành việc đầu tư xây dựng 126 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 62.700 căn hộ. Với tổng diện tích 3.135.000m2 đáp ứng được gần 30% nhu cầu của công nhân lao động.

Trước thực tế này, ngày 11/3/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp đưa ra để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội là triển khai gói hỗ trợ 120 nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2030.

Gói hỗ trợ này để chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại Nhà nước trên thị trường trong từng thời kỳ; và các ngân hàng thương mại ngoài Nhà nước có đủ điều kiện với từng gói tín dụng cụ thể.

Tuy nhiên, nhiều công nhân lao động cho rằng, mức lãi suất hiện nay đang quá cao, công nhân lao động khó tiếp cận với nguồn vốn này. Chị Trịnh Thị Chung (công nhân lao động làm việc tại huyện Đông Anh) cho rằng, mức lãi suất 8,2%/năm so với thu nhập của người lao động là rất cao. Bên cạnh đó, thời gian ưu đãi của gói tín dụng đối với người mua nhà chỉ trong 5 năm là quá ngắn. Bởi vậy, chị Chung mong muốn, Thành phố sẽ có chính sách hợp lý để những công nhân như chị có cơ hội tiếp cận với các dự án nhà ở xã hội.

Cùng quan điểm với chị Chung, anh Ngô Văn Chung (hiện đang thuê trọ tại thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung cho rằng, gói lãi suất cần phù hợp với từng đối tượng. “Tôi mong công nhân lao động sẽ được tiếp cận với nguồn vốn thực sự ưu đãi, từ đó, hỗ trợ người lao động thu nhập thấp như chúng tôi có ngôi nhà của riêng mình, giúp chúng tôi an cư, lạc nghiệp, cho các con một môi trường sống tốt nhất.” - anh Chung bày tỏ.

Để công nhân lao động tại các khu công nghiệp và người lao động thu nhập thấp có điều kiện thuê, mua nhà ở xã hội, tại tọa đàm “Đảm bảo chỗ ở cho công nhân - Từ thực tiễn đến chính sách", bà Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Hội Nữ trí thức thành phố Hà Nội cho rằng nhu cầu nhà ở cả thuê và mua của công nhân là cấp bách nhưng còn nhiều bất cập.

Bà An đề xuất, cần thiết phải có quỹ đất để làm nhà cho công nhân thuê, đảm bảo chỗ ở để họ yên tâm làm việc, sau đó mới đến rao bán.“Tôi cho rằng cần phải phân rõ vai, Nhà nước đóng vai trò gì? Doanh nghiệp cần làm gì? Bản thân người lao động làm gì? Việc thực hiện các chính sách vay vốn ưu đãi dành cho công nhân để họ có nhà, tất cả chính sách cho người lao động vay cần phải cụ thể, minh bạch.”- bà An khẳng định.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nestlé nỗ lực quảng bá hình ảnh cà phê Việt ra thế giới

Nestlé nỗ lực quảng bá hình ảnh cà phê Việt ra thế giới

(LĐTĐ) Nhằm quảng bá hình ảnh cà phê của Việt Nam ra thế giới, Nestlé Việt Nam vừa tổ chức một chuyến đi dành cho báo chí quốc tế đến các vườn cà phê canh tác theo mô hình bền vững NESCAFÉ Plan, nhà máy chế biến cà phê, và tìm hiểu văn hóa thưởng thức cà phê tại một số địa phương như tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.
Vinh danh 79 công trình tiêu biểu trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Vinh danh 79 công trình tiêu biểu trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

(LĐTĐ) Nhằm tôn vinh, biểu dương các tập thể, cá nhân có công trình, giải pháp sáng tạo đóng góp thiết thực, hiệu quả trong hoạt động khoa học và công nghệ; hưởng ứng phong trào “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”, ngày 6/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
Khi hương ước phát huy hiệu quả

Khi hương ước phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Cùng với hệ thống pháp luật, hương ước, quy ước đang trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng dân cư trên địa bàn Thủ đô.
Nâng cao chất lượng sức khỏe học đường

Nâng cao chất lượng sức khỏe học đường

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, việc phát triển, nâng cao chất lượng công tác y tế trường học (YTTH) là giải pháp quan trọng tạo nền tảng sức khỏe thể chất, tinh thần, giúp học sinh học tập tốt, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Đảm bảo nơi ở an toàn cho người lao động

Đảm bảo nơi ở an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) Việc Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sẽ giúp đoàn viên, người lao động có nơi ở an toàn, yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Sắp xét xử vụ cựu Cảnh sát Giao thông bắt cóc bé trai 7 tuổi

Sắp xét xử vụ cựu Cảnh sát Giao thông bắt cóc bé trai 7 tuổi

(LĐTĐ) Toà án nhân dân thành phố Hà Nội dự kiến sẽ đưa vụ án cựu cán bộ Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt cóc bé trai 7 tuổi ở quận Long Biên ra xét xử vào ngày 26/12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

(LĐTĐ) Chiều 6/112, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã chia sẻ quan điểm liên quan đến vụ việc học sinh ném dép vào giáo viên tại tỉnh Tuyên Quang và vấn đề dạy thêm, học thêm.

Tin khác

Để công nhân có cái Tết đủ, đầy

Để công nhân có cái Tết đủ, đầy

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị chu đáo cho việc chăm lo Tết cho người lao động (NLĐ) trên địa bàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) cùng các sở ngành các tỉnh, thành phố đã bắt đầu bắt tay vào chuẩn bị. Cụ thể, thông tin về các kế hoạch chăm lo Tết Giáp Thìn năm 2024 cho NLĐ, ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm chăm lo cho đoàn viên (ĐV), NLĐ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Công nhân sẽ có nguồn cung nhà

Công nhân sẽ có nguồn cung nhà

(LĐTĐ) Theo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê..
Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân

Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 276/KH-UBND ngày 22/11 về triển khai chỉnh trang các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, 100% các KCN được quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa cho người lao động.
Giúp người lao động vượt khó

Giúp người lao động vượt khó

(LĐTĐ) Người lao động tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hiện nay đang chịu nhiều áp lực về đời sống và việc làm khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong đơn hàng, thu hẹp sản xuất. Nhưng với tinh thần luôn đồng hành với doanh nghiệp, TP.HCM đã có nhiều giải pháp nhằm chăm lo cho người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
TP.HCM: Tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ chăm lo tốt cho công nhân

TP.HCM: Tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ chăm lo tốt cho công nhân

(LĐTĐ) Ngày 31/10, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP.HCM tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ tiêu biểu, tích cực chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân, lao động nhập cư trong năm 2023.
Tạo điều kiện cho công nhân lao động “an cư lập nghiệp”

Tạo điều kiện cho công nhân lao động “an cư lập nghiệp”

(LĐTĐ) Đa số các ý kiến cho rằng việc giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam làm cơ quan chủ quản dự án xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân thể hiện trách nhiệm xã hội và góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân và người lao động.
TP.HCM đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng hỗ trợ trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn

TP.HCM đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng hỗ trợ trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng để chăm lo, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ mồ côi và những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Vinh danh trên 30 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" năm 2023

Vinh danh trên 30 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" năm 2023

(LĐTĐ) Sau hơn 6 tháng phát động, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” mùa 3 năm 2023 do Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã khép lại thành công. Trên 30 tác phẩm xuất sắc đã được vinh danh, trao thưởng tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi vừa diễn ra sáng nay, 25/10.
Phát triển cơ sở giáo dục mầm non cho con công nhân tại các Khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM

Phát triển cơ sở giáo dục mầm non cho con công nhân tại các Khu công nghiệp - khu chế xuất TP.HCM

(LĐTĐ) Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có nhiều chính sách, quy định để hỗ trợ, chăm lo đời sống công nhân, lao động trong các khu công nghiệp (KCN) - khu chế xuất (KCX), trong đó có việc xây dựng cơ sở mầm non tại địa bàn có KCN-KCX nhưng hiện nay kết quả vẫn còn khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân

Tìm giải pháp đảm bảo chỗ ở, nhà ở an toàn cho công nhân

(LĐTĐ) Những nguy cơ mất an toàn nào đang rình rập các khu nhà trọ công nhân? Cần giải pháp gì để đẩy nhanh tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu về nhà ở, chỗ ở cho người thu nhập thấp, công nhân? Đó là những vấn đề được bàn bạc tại buổi tọa đàm với Chủ đề “Đảm bảo chỗ ở an toàn cho công nhân: Từ mục tiêu đến hành động” do Báo Kinh tế và Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức ngày 24/9.
Xem thêm
Phiên bản di động