Công đoàn tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giãn việc, mất việc đến hết năm 2023

(LĐTĐ) Căn cứ tình hình thực tế, Thường trực Ðoàn Chủ tịch đề xuất Ðoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị bị giãn việc, mất việc theo Nghị quyết số 06/NQ-ĐCT. Thời gian thực hiện hỗ trợ từ ngày 1/4/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất ngày 31/1/2024.
TRỰC TUYẾN TỪ TÒA NHÀ QUỐC HỘI: Diễn đàn người lao động năm 2023 Tổng LĐLĐ Việt Nam-BHXH Việt Nam: Phối hợp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của người lao động Tổng số đại biểu chính thức triệu tập dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam là 1.100 người

Bên lề Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 15 (khóa XII) diễn ra hôm nay (14/8) tại Hà Nội, ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thông tin với phóng viên về việc Tổng Liên đoàn sẽ tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giãn việc, mất việc.

Công đoàn tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giãn việc, mất việc đến hết năm 2023
Ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trao đổi với phóng viên về việc Tổng Liên đoàn sẽ tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giãn việc, mất việc.

Theo ông Phan Văn Anh, từ tháng 9/2022, nhiều doanh nghiệp trong cả nước bị cắt, giảm đơn hàng, dẫn đến một bộ phận không nhỏ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, thậm chí bị chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, đời sống của nhiều đoàn viên công đoàn, người lao động và gia đình của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam tại Hội nghị Ðoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 36 (khóa XII) diễn ra ngày 13/8 tại Hà Nội: Đến nay, tổng số hồ sơ đề nghị hỗ trợ được các cấp Công đoàn tiếp nhận là hơn 86.000 đoàn viên, người lao động. Số trường hợp đủ điều kiện thẩm định, duyệt và hoàn thành chi hỗ trợ là 81.676 người, với tổng số tiền hỗ trợ hơn 114 tỷ đồng.

Trước tình hình trên, nhằm góp phần chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho đoàn viên, người lao động, ngày 16/1/2023, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 06/NQ-ĐCT về việc hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng.

Theo đó, các cấp Công đoàn dành nguồn tài chính Công đoàn hỗ trợ một lần bằng tiền mặt cho đoàn viên và người lao động tại doanh nghiệp, hợp tác xã (doanh nghiệp) có đóng kinh phí Công đoàn trước ngày 30/9/2022 bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023. Mức hỗ trợ từ 1-3 triệu đồng. Người lao động không phải là đoàn viên công đoàn được hưởng trợ cấp bằng 70% so với mức hỗ trợ đối với người lao động là đoàn viên công đoàn.

Lý giải về việc Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục đề xuất gói hỗ trợ, ông Phan Văn Anh cho biết: Với đánh giá, nhận định ban đầu của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thì hết quý 1/2023, các doanh nghiệp sẽ dần hoạt động ổn định, thuận lợi, không bị cắt giảm đơn hàng nữa, nhưng thực tế hiện nay, các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn: Nhiều doanh nghiệp tiếp tục bị cắt giảm đơn hàng, nhiều người lao động bị ảnh hưởng thời giờ làm việc, chấm dứt hợp đồng…

Theo đó, ngày 13/8, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã họp bàn và quyết định sẽ ban hành nghị quyết tiếp tục kéo dài thêm thời gian thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-ĐCT về việc hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng đến hết 31/12/2023.

Công đoàn tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giãn việc, mất việc đến hết năm 2023
Lãnh đạo LĐLĐ quận Long Biên trao hỗ trợ tiền tới lao động bị giãn việc, giảm việc trên địa bàn. Ảnh: B.D.

“Theo như tính toán, dự kiến của chúng tôi, số lượng đoàn viên, người lao động bị giảm giờ làm, mất việc tương đối lớn, tương đương số liệu chúng tôi đã triển khai cuối quý 4/2022 và quý 1/2023. Do đó, ước tính thực hiện kéo dài nghị quyết đến hết năm 2023, Tổng LĐLĐ Việt Nam dự kiến chi hỗ trợ khoảng 150 tỷ đồng”, ông Phan Văn Anh cho biết.

Về mức hỗ trợ, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Phan Văn Anh cho biết, về cơ bản mức hỗ trợ không có gì thay đổi. Nếu đoàn viên bị giảm thời gian làm việc và có thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì được hỗ trợ 1 triệu đồng; đoàn viên bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ 2 triệu đồng; và đoàn viên bị chấm dứt hợp đồng nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, được hỗ trợ một lần với mức 3 triệu đồng/người.

Theo Nghị quyết số 06/NQ-ĐCT, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ hỗ trợ người lao động là đoàn viên công đoàn làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị giảm thời gian làm việc hàng ngày, giảm số ngày làm việc trong tuần hoặc trong tháng (trừ trường hợp giảm thời gian làm thêm giờ) hoặc bị ngừng việc theo Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 mà có thu nhập của một tháng bất kỳ bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được hỗ trợ một lần với mức 1 triệu đồng/người.

Nhóm đối tượng thứ hai được hưởng hỗ trợ là đoàn viên công đoàn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Cụ thể, người lao động là đoàn viên công đoàn có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 30 ngày liên tục trở lên (trừ trường hợp người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương vì lý do cá nhân), tính từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 được hỗ trợ một lần với mức 2 triệu đồng/người.

Nhóm đối tượng thứ ba được hưởng hỗ trợ là đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể, người lao động là đoàn viên công đoàn chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 (trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bị xử lý kỷ luật sa thải, thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng) nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần với mức 3 triệu đồng/người.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuyển đổi công nghệ cao để tiến tới tăng trưởng xanh

Chuyển đổi công nghệ cao để tiến tới tăng trưởng xanh

(LĐTĐ) Để hướng tới tăng trưởng xanh, nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp cần phải đầu tư theo hướng công nghệ cao, ứng dụng thông minh trong quản lý vận hành, tiến tới mục tiêu phát triển "xanh", sinh thái.
Cần có chính sách về bảo hiểm xã hội cho lao động ngành Y

Cần có chính sách về bảo hiểm xã hội cho lao động ngành Y

(LĐTĐ) Có đến bệnh viện khám, điều trị; trông bệnh nhân ốm mới thấy đội ngũ y, bác sĩ (gọi tắt là người lao động) vất vả ra sao. Cơm hộp, môi trường xung quanh toàn người bệnh và mùi thuốc, nhưng họ vẫn vui vẻ, cần mẫn với công việc mà mình đã chọn.
Vì một nền tài chính đủ mạnh

Vì một nền tài chính đủ mạnh

(LĐTĐ) Bên cạnh những thành tựu to lớn sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn do hệ lụy từ những tác động của dịch Covid-19, khả năng cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế. Vì vậy, cần có những chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững.
Hoạt động chất vấn “đúng và trúng” tạo chuyển biến trong công tác quản lý

Hoạt động chất vấn “đúng và trúng” tạo chuyển biến trong công tác quản lý

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà cho biết, năm 2023, hoạt động của HĐND Thành phố đã bám sát quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được triển khai nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, hiệu quả, hoàn thành theo kế hoạch với chất lượng, hiệu quả cao.
Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện

Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện

(LĐTĐ) Với tinh thần phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã xác định mục tiêu tổng quát của phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trong đó, nhấn mạnh nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Tìm giải pháp giữ chân người lao động

Tìm giải pháp giữ chân người lao động

(LĐTĐ) Dù đã có nhiều chính sách đãi ngộ nhưng tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tại tỉnh Bình Dương vẫn nghỉ việc ngày càng tăng. Trước tình hình này Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã kiến nghị nhiều giải pháp.
Tin vui cho người nghỉ hưu

Tin vui cho người nghỉ hưu

(LĐTĐ) Tại Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, Quốc hội quyết định, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Tin khác

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân

(LĐTĐ) Thấu hiểu những mong mỏi của công nhân lao động, Chính phủ ban hành Quyết định 388/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Tuy nhiên từ chủ trương đến thực tiễn vẫn còn nhiều rào cản và cần sự chung tay của Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức, người sử dụng lao động nhiều hơn nữa trong tháo gỡ các vướng mắc khó khăn.
Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn

Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn

(LĐTĐ) Trong quá trình phát triển đất nước, các đô thị lớn phát triển khu công nghiệp thì người lao động di cư tự nhiên từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm, tăng thu nhập là tất yếu. Sống trong những nhà trọ chật hẹp, cả người lao động và chủ trọ đều mong muốn sớm được hoàn thiện chính sách quản lý, chính sách với nhà đầu tư, với người lao động thu nhập thấp (cho vay, trả góp…). Chính sách gắn với pháp chế - công khai - minh bạch - sự tham gia (tham gia xây dựng và kiểm tra giám sát của chủ đầu tư, người mua nhà, Nhà nước, khuyến khích sự tham gia của tổ chức xã hội).
Kỳ 1: Giấc mơ an cư vẫn là bài toán khó

Kỳ 1: Giấc mơ an cư vẫn là bài toán khó

(LĐTĐ) Thực hiện Nghị quyết của Đảng, quyết định của Chính phủ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình hành động số 25-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Hà Nội sẽ tập trung phát triển các khu nhà ở xã hội tập trung; tiếp tục rà soát các quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; đa dạng hóa các nguồn lực phát triển nhà ở xã hội; ưu tiên phát triển nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người lao động và các thiết chế khác trong khu công nghiệp... Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), hy vọng sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm hơn nữa đến nhà ở công nhân và các thiết chế đi kèm.
Để công nhân có cái Tết đủ, đầy

Để công nhân có cái Tết đủ, đầy

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị chu đáo cho việc chăm lo Tết cho người lao động (NLĐ) trên địa bàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) cùng các sở ngành các tỉnh, thành phố đã bắt đầu bắt tay vào chuẩn bị. Cụ thể, thông tin về các kế hoạch chăm lo Tết Giáp Thìn năm 2024 cho NLĐ, ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm chăm lo cho đoàn viên (ĐV), NLĐ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Công nhân sẽ có nguồn cung nhà

Công nhân sẽ có nguồn cung nhà

(LĐTĐ) Theo Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê..
Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân

Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 276/KH-UBND ngày 22/11 về triển khai chỉnh trang các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, 100% các KCN được quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng nhà ở công nhân và thiết chế văn hóa cho người lao động.
Giúp người lao động vượt khó

Giúp người lao động vượt khó

(LĐTĐ) Người lao động tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hiện nay đang chịu nhiều áp lực về đời sống và việc làm khi nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong đơn hàng, thu hẹp sản xuất. Nhưng với tinh thần luôn đồng hành với doanh nghiệp, TP.HCM đã có nhiều giải pháp nhằm chăm lo cho người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
TP.HCM: Tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ chăm lo tốt cho công nhân

TP.HCM: Tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ chăm lo tốt cho công nhân

(LĐTĐ) Ngày 31/10, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP.HCM tuyên dương 16 nữ chủ nhà trọ tiêu biểu, tích cực chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân, lao động nhập cư trong năm 2023.
Tạo điều kiện cho công nhân lao động “an cư lập nghiệp”

Tạo điều kiện cho công nhân lao động “an cư lập nghiệp”

(LĐTĐ) Đa số các ý kiến cho rằng việc giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam làm cơ quan chủ quản dự án xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân thể hiện trách nhiệm xã hội và góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân và người lao động.
TP.HCM đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng hỗ trợ trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn

TP.HCM đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng hỗ trợ trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề xuất chi hơn 425 tỷ đồng để chăm lo, hỗ trợ người cao tuổi, trẻ mồ côi và những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động