Có trường hợp đi lao động ở nước ngoài bị lừa từ cả 2 đầu
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 6/6, nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) cho biết, trong những năm qua, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng rất nhanh. Tuy nhiên, số lao động bị lừa đi xuất khẩu lao động dưới nhiều hình thức cũng khá nhiều, gây rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
![]() |
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH) |
“Nguyên nhân của tình trạng lao động bị lừa đi xuất khẩu là gì và những giải pháp khắc phục của Bộ trưởng trong thời gian tới?”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu câu hỏi.
Trả lời câu hỏi chất vấn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.000 người. Số lao động này là do các công ty, doanh nghiệp được cấp phép đưa đi làm việc ở nước ngoài.
Hiện nay, trên cả nước có 482 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp được cấp phép rất ít khi bị lừa.
“Phần đông người lao động bị lừa đi làm việc ở nước ngoài đều qua các công ty “ma”, công ty không được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH) |
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bên cạnh đó cũng có một số trường hợp bị lừa bởi chính các doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu rõ, có trường hợp bị lừa ở cả 2 đầu, phía doanh nghiệp Việt Nam và phía doanh nghiệp nước ngoài. Ở phía doanh nghiệp Việt Nam, người lao động bị lừa thu tiền cao hơn tiền môi giới, lừa sang làm việc không đúng ngành nghề đào tạo nên sang nước bạn bị trả về. Ở phía doanh nghiệp nước ngoài, người lao động có thể phải làm việc không đúng cam kết, nên lao động phải trốn ở lại…
“Thời gian vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xử phạt nhiều. Trong năm 2022, Thanh tra Bộ đã xử phạt tiền với 62 doanh nghiệp, thu hồi giấy phép của 4 doanh nghiệp”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.
![]() |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn. (Ảnh: QH) |
Về giải pháp giải quyết tình trạng này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Bộ sẽ tiến hành đồng bộ các giải pháp, từ tuyên truyền đến thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm…
Liên quan tới tình trạng người lao động sang làm việc ở nước ngoài rồi bỏ trốn, đại biểu Trần Quang Minh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) cho rằng, điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của nhiều lao động đang có ý định tham gia xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Đại biểu Trần Quang Minh nêu quan điểm: “Mặc dù đã có chế tài nhưng tình trạng người lao động sang làm việc ở nước ngoài rồi bỏ trốn vẫn diễn ra. Đề nghị Bộ trưởng nêu giải pháp giải quyết vấn đề này”.
![]() |
Đại biểu Trần Quang Minh nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH) |
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Quốc Minh, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, tình trạng người lao động sang làm việc ở nước ngoài rồi bỏ trốn hiện nay không bức xúc bằng những năm 2017.
“Ngày 6/6/2017, cũng tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng trả lời đại biểu Quốc hội về tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ở nước ngoài. Thời điểm đó, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ở Hàn Quốc lên tới 52,5%, Hàn Quốc đã phải dừng toàn bộ chương trình EPS (Chương trình sử dụng cho lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc, người lao động nước ngoài được hưởng các chế độ như người lao động Hàn Quốc) với Việt Nam”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu.
![]() |
Các đại biểu dự phiên chất vấn. (Ảnh: QH) |
Sau đó, suốt 4 năm, Việt Nam kiên trì cùng Hàn Quốc thực hiện các giải pháp như ký quỹ; phía bạn trục xuất, thậm chí xử lý hình sự với lao động nước ngoài bỏ trốn ở Hàn Quốc (các biện pháp này Hàn Quốc áp dụng với tất cả lao động từ các quốc gia, không chỉ riêng với lao động Việt Nam). Đến thời điểm này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải tạm dừng đưa lao động của 18 huyện thuộc 9 tỉnh đi lao động ở Hàn Quốc theo yêu cầu của phía bạn.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn ở Hàn Quốc chỉ còn 24,6%, thuộc nhóm các quốc gia có tỷ lệ lao động bỏ trốn thấp. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiếp tục phối hợp với các địa phương để thực hiện tốt hơn các giải pháp hạn chế lao động đi làm việc ở nước ngoài rồi bỏ trốn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới

Đồng chí Nguyễn Đình Khang gợi mở 5 vấn đề lớn cho Công đoàn tỉnh Bình Dương

TP.HCM: Triệt xóa băng nhóm cưỡng đoạt tài sản và cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Xử lý “điểm đen” về tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm

Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho cán bộ, giáo viên

Cao Bằng: Thu giữ 800kg chân giò lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ
Tin khác

Tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Tin mới 22/09/2023 15:09

Hà Nội: Bổ sung 4.200 tỷ đồng vào Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023
Tin mới 22/09/2023 14:47

Quận Gia Lâm được thành lập sẽ có 16 phường
Sự kiện 22/09/2023 12:24

Nhà báo Phan Văn Lâm được bổ nhiệm làm Phó Tổng biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển
Thời sự 22/09/2023 12:19

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn
Sự kiện 22/09/2023 11:23

Hà Nội: Thông qua Nghị quyết hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
Sự kiện 22/09/2023 10:32

Kỳ họp 13 HĐND thành phố Hà Nội quyết định nhiều vấn đề cấp thiết
Sự kiện 22/09/2023 09:17

TP.HCM: Kỷ luật nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm
Sự kiện 22/09/2023 08:56

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến với Hoàng Thái tử và Công nương Nhật Bản
Tin mới 21/09/2023 21:45

Hà Nội đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Tin mới 21/09/2023 21:44