Có nhiều thành tựu văn hóa dân gian chuẩn bị đón 1010 năm Thăng Long Hà Nội

(LĐTĐ) Văn hóa dân gian đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền văn hóa Thăng Long – Hà Nội hơn nghìn năm. Trong nhiều năm qua, những thành tựu về văn hóa dân gian lại được nhắc đến như một giá trị tinh thần không thể thiếu tiến tới kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội.
Tủ sách Thăng Long Hà Nội: Giá trị không thể thay thế của nguồn tư liệu phương Tây
Tỏa sáng Văn hóa - Du lịch Thủ đô
Sông Tô của 1000 năm Thăng Long Hà Nội

Không kể các hoạt động, các công trình văn hóa với quy mô lớn được tổ chức, xây dựng tại Hà Nội, chỉ riêng việc công bố công trình nghiên cứu “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” đã được đánh giá là một thành công nổi bật nhân kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Đối với giới nghiên cứu văn hóa dân gian, giá trị nổi bật nhất của Tủ sách này đó là những tư liệu về văn hóa dân gian Hà Nội được tập hợp lại thành một kho tư liệu vô cùng quý giá cho những người nghiên cứu sau này, bao gồm những ghi chép của người xưa, người nước ngoài về văn hóa Hà Nội, những hình ảnh về sinh hoạt của người Hà Nội trong quá khứ, các phong tục tập quán, hương ước, lễ hội, ẩm thực, làng nghề, nghề thủ công truyền thống, mỹ thuật dân gian, văn học dân gian... Những gợi ý từ tủ sách này vô cùng giá trị đối với giới sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian Hà Nội. Vì thế Tủ sách thực sự là một thành tựu cả trước và sau Đại lễ 1.000 năm.

4718 0439 img 7813
Những thành tựu về văn hóa dân gian lại được nhắc đến như một giá trị tinh thần không thể thiếu tiến tới kỷ niệm 1010 năm Thăng Long – Hà Nội (ảnh minh họa: BT)

Thành tựu của 10 năm tiếp theo phải kể đến các hoạt động của ngành văn hóa Thành phố. Ngoài những công trình tu bổ, chỉnh trang, tu sửa, đầu tư cho các di tích, các hoạt động văn hóa thì đáng kể nhất phải nhắc đến chương trình kiểm kê di sản vật thể và phi vật thể của Hà Nội mở rộng. Thống kê mới nhất được công bố số lượng di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội là 1.793 di sản gồm các loại hình Ngữ văn dân gian, Nghệ thuật trình diễn, Tập quán xã hội, Lễ hội truyền thống, Nghề thủ công truyền thống và Tri thức dân gian.

Giáo sư, tiến sĩ Lê Hồng Lý: Riêng đối với Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, với các công trình sưu tầm, nghiên cứu thời gian sau Đại lễ 1.000 năm, ngoài các công trình như “Chợ Hà Nội”, “Sự tích các thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội” và các công trình khác đã công bố từ 2010 đến nay, phải kể đến một sự kiện rất đáng đáng lưu ý, đó là trong số 20 đầu sách của Nhà xuất bản Hà Nội sau dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” giai đoạn II thì hội viên hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã đóng góp 4 tác phẩm: “Từ phố về làng” của tác giả Vũ Kiên Ninh, “Tám trận đánh nổi tiếng đất Hà Thành” của tác giả Nguyễn Sinh Thủy. “Đào nương và nghệ thuật hát trong ca trù” của Nghệ sĩ ưu tú Bạch Vân, “Văn học dân gian Thanh Oai” của tác giả Lã Duy Lan.

Tham gia đóng góp vào những thành tựu văn học nghệ thuật Thủ đô 10 năm qua không chỉ có ngành văn hóa của Thủ đô, mà còn có sự góp mặt của các cơ quan nghiên cứu trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội như các Viện nghiên cứu, các trường đại học với những đề tài về nếp sống văn hóa, tiêu chí văn hóa cho người Hà Nội, văn hóa gia đình, văn hóa đường phố, văn hóa dân gian đô thị, người Hà Nội thanh lịch... Những phong trào do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phát động được triển khai tốt và đạt nhiều thành tích ở Hà Nội, các hệ đề tài nghiên cứu của các viện đóng trên địa bàn Thủ đô.

Bên cạnh đó, rất nhiều hội thảo khoa học về văn hóa dân gian được Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức nhằm đưa ra các giải pháp giữ gìn và phát huy nét đặc trưng văn hóa của từng vùng kinh đô xưa và nay. Nổi bật có thể kể đến "Hội thảo về sự kết nối hai vùng văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài”. Đây là vấn đề nổi cộm về văn hóa dân gian.

Giáo sư, tiến sĩ Lê Hồng Lý (Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam) cho rằng, từ 2008 khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, đã không ít những khúc mắc diễn ra trong quá trình hội nhập này. Tâm lý tự ti, e ngại và tâm lý đô thị, tỉnh lẻ, rồi Hà Nội 1 và Hà nội 2 đã xảy ra không phải không có những hệ lụy cả trong các cơ quan chính quyền lẫn dân chúng. Cho nên, văn hóa chính là cái để kết nối, hòa đồng giữa các nhóm xã hội, giữa các vùng, các tầng lớp khác nhau. Bởi vì văn hóa không có cái gọi là cao hay thấp, hơn hay kém, mà chỉ là sự khác biệt giữa các nhóm xã hội, các địa phương và cộng đồng khác nhau.

Từ bối cảnh địa lý tự nhiên, môi trường xã hội mà tạo nên những nhóm văn hóa khác nhau. Do đó cần có sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng sự khác biệt, không kỳ thị, định kiến, như vậy sự hòa hợp sẽ diễn ra một cách êm đẹp, hòa bình và nhân văn. Và chính điều đó lại tạo ra sự đa dạng, phong phú, cái mà Unesco đang đặc biệt khuyến khích hiện nay.

Nhìn chung, trong xu thế chung của Thành phố đang chuẩn bị kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, những thành tựu văn hóa dân gian của Hà Nội sẽ góp phần phát triển thêm các giá trị tốt đẹp làm phong phú đời sống tinh thần của người dân Thủ đô.

Diệp Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

(LĐTĐ) Chiều 30/10, tại Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã trao quyết định bổ nhiệm NSND Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam giữ chức vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn theo Quyết định số 3199/QĐ-BVHTTDL.
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 đã diễn ra tại sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội (quận Hà Đông). Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức.
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

(LĐTĐ) Ngày 26/10, triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” đã được tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng (số 55 Quang Trung, Hà Nội). Triển lãm đã giúp người tham quan sống lại rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cùng chàng thám tử nhí Conan.
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

(LĐTĐ) Ngày 26/10, tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Thái Nguyên, Báo Thanh tra tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống vẻ vang của ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).
Khởi động Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025

Khởi động Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của mùa 1, Giải thưởng nghệ thuật Pan Pacific Hà Nội 2025 (năm thứ 2) đã chính thức được khởi động, với cuộc thi vẽ tranh “Thế giới quanh tôi”.
Xem thêm
Phiên bản di động