Tủ sách Thăng Long Hà Nội: Giá trị không thể thay thế của nguồn tư liệu phương Tây

(LĐTĐ) “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến thực sự là tập đại thành vô giá về Thăng Long - Hà Nội trong đó có nhiều tư liệu quý về Thăng Long - Hà Nội lần đầu được công bố” – Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Quang Ngọc đã nhấn mạnh tại Lễ ra mắt Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II vừa được tổ chức tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Trong đó, giáo sư cũng khẳng định, các chuyên gia đã nhận ra rất rõ giá trị không thể thay thế của nguồn tư liệu phương Tây trong nghiên cứu nhận diện Thăng Long Hà Nội cổ truyền.
tu sach thang long ha noi gia tri khong the thay the cua nguon tu lieu phuong tay Xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng
tu sach thang long ha noi gia tri khong the thay the cua nguon tu lieu phuong tay Đề xuất ban hành nghị quyết, nếu chưa trình sửa đổi Luật Đất đai
tu sach thang long ha noi gia tri khong the thay the cua nguon tu lieu phuong tay
Tủ sách Thăng Long - Hà Nội là nguồn tư liệu vô giá đối với những người dân Thủ đô

Triển khai từ năm 2013, giai đoạn 2 của Tủ sách Thăng Long - Hà Nội đã sưu tầm được hàng nghìn trang tư liệu nước ngoài quý hiếm về Thăng Long, Hà Nội, biên soạn, xuất bản thêm 40 đầu sách với 74 tập thuộc tất cả các lĩnh vực: Địa lý, Kinh tế, Lịch sử, Văn hóa - Xã hội, Văn học nghệ thuật..., 20 đầu sách phổ thông phục vụ mọi đối tượng bạn đọc.

Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, nhà xuất bản Hà Nội với vai trò là chủ đầu tư Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến đã trở thành địa chỉ quen thuộc của hơn 300 nhà khoa học, các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, về Hà Nội và có liên quan trực tiếp đến không gian văn hóa lịch sử Hà Nội.

Tại nơi này thường xuyên diễn ra các hoạt động học thuật phong phú, đa dạng, nơi đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu, biên soạn sách về Thăng Long Hà Nội, trên hầu hết các lĩnh vực như địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật và tư liệu tổng hợp về Thăng Long Hà Nội.

tu sach thang long ha noi gia tri khong the thay the cua nguon tu lieu phuong tay
tu sach thang long ha noi gia tri khong the thay the cua nguon tu lieu phuong tay
Có khoảng trên 12 nghìn trang tư liệu của Công ty Đông Ấn Anh và Hà Lan về Kẻ Chợ đàng ngoài thế kỷ XVII.

Nhà xuất bản Hà Nội với cách tổ chức bài bản, khoa học, nghiêm túc, trên tinh thần cầu thị đã quy tụ được hàng trăm nhà khoa học và các chuyên gia đầu ngành trung ương và Hà Nội, trong nước và quốc tế, hình thành một tập thể các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành về Hà Nội hùng hậu, chưa từng có xưa nay.

Theo giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, ở giai đoạn thứ nhất, đã ra mắt, trưng bày 97 bộ sách với 139 tập, chủ yếu tập trung vào khu vực Hà Nội truyền thống từ trước ngày 1/8/2008. Dự án được đánh giá là thành công vượt bậc của chương trình Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm thăng Long Hà Nội, trên cơ sở đó, Hà Nội tiếp tục đầu tư Giai đoạn II, hoàn thành một số mảng còn thiếu trong Giai đoạn I, nhất là bổ sung những khoảng trống của khu vực Hà Nội mở rộng.

tu sach thang long ha noi gia tri khong the thay the cua nguon tu lieu phuong tay
Toàn bộ Tủ sách sẽ được số hóa để phục vụ bạn đọc

Như vậy, tính đến nay đã có 137 bộ sách được xuất bản, 213 tập và trên 154 nghìn trang in, trong đó có rất nhiều tư liệu lần đầu tiên được công bố. Bên cạnh đó là tư liệu nước ngoài viết về Thăng Long Hà Nội vô cùng quý hiếm và độc đáo. Có khoảng trên 12 nghìn trang tư liệu của Công ty Đông Ấn Anh và Hà Lan về Kẻ Chợ đàng ngoài thế kỷ XVII khai thác được từ thư viện quốc gia Anh, Trung tâm lưu trữ quốc gia Hà Lan. Trên 5 nghìn trang tư liệu khác về Hà Nội được sưu tầm từ trung tâm lưu trữ hải ngoại.

Theo giáo sư Nguyễn Quang Ngọc, bước đầu khai thác và nghiên cứu khối lượng tư liệu đồ sộ này, các chuyên gia đã nhận ra rất rõ giá trị không thể thay thế của nguồn tư liệu phương Tây trong nghiên cứu nhận diện Thăng Long Hà Nội cổ truyền.

Ở hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin, hiện nay, Tủ sách đã được số hóa toàn bộ sách và tư liệu thuộc giai đoạn I và sẽ tiếp tục tổ chức số hóa sách và tư liệu giai đoạn II nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về Thăng Long – Hà Nội. Số trang sách và tư liệu đưa vào số hóa lên đến hơn 200.000 trang.

Bài và ảnh: Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
Hành động vì sự an toàn của người lao động

Hành động vì sự an toàn của người lao động

(LĐTĐ) Bám sát chủ đề của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”, các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai nhiều hoạt động với tinh thần hành động vì sự an toàn của người lao động.
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm vừa tổ chức hội nghị ký kết thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp nâng cao phúc lợi cho đoàn viên Công đoàn, người lao động.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Ảnh những khoảnh khắc ấn tượng vòng Tứ kết

Ảnh những khoảnh khắc ấn tượng vòng Tứ kết

(LĐTĐ) Giải bóng đá Công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - 2024 đã đi đến vòng tứ kết với 4 cặp đấu diễn ra rất hấp dẫn và kịch tính. Sau đây là một số hình ảnh sinh động trong ngày thi đấu hôm nay (23/4).

Tin khác

Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Xem thêm
Phiên bản di động