Cơ hội làm việc tại Hàn Quốc cho hàng ngàn lao động Việt Nam

(LĐTĐ)  Từ ngày 14-17/5, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ tiếp nhận hồ sơ tham dự kỳ thi tiếng Hàn năm 2019 đối với các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng và ngư nghiệp. Trong kỳ thi này, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tuyển chọn 2.600 lao động ngành ngư nghiệp, 1.000 lao động ngành sản xuất chế tạo và 300 lao động ngành xây dựng để đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc.    
co hoi lam viec tai han quoc cho hang ngan lao dong viet nam Cơ hội trở lại Hàn Quốc làm việc
co hoi lam viec tai han quoc cho hang ngan lao dong viet nam Xuất khẩu lao động Hàn Quốc: Cơ hội lớn cho lao động nghề nông
co hoi lam viec tai han quoc cho hang ngan lao dong viet nam Cơ hội cho lao động có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, thực hiện nội dung Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS), Bộ LĐ-TB&XH sẽ tổ chức kỳ thi tiếng Hàn năm 2019 đối với các ngành sản xuất chế tạo, xây dựng và ngư nghiệp.

Kể từ năm 2019, Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) sẽ áp dụng phương thức tính điểm thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề, năng lực để tuyển chọn lao động tham gia Chương trình EPS.

Năm nay, người lao động đăng ký tham gia chương trình EPS sẽ phải tham dự 2 vòng thi, bao gồm vòng 1 thi năng lực tiếng Hàn (EPS-TOPIK) và vòng 2 là kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực. Chỉ những người đạt yêu cầu qua cả 2 vòng thi mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Vòng 1 thi tiếng Hàn trên máy tính sẽ chia theo ngành nghề. Ngành sản xuất chế tạo và xây dựng thi từ ngày 2/7 đến 31/7. Ngành ngư nghiệp thi từ ngày 23/9 đến 11/10. Vòng 2 kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực cũng được chia theo ngành nghề.

co hoi lam viec tai han quoc cho hang ngan lao dong viet nam
Kỳ thi tiếng Hàn năm 2018 ngành sản xuất chế tạo. Anh minh họa. (Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH)

Đối tượng tham gia kỳ thi là người lao động chưa từng đi làm việc tại Hàn Quốc, cư trú dài hạn tại các địa phương không thuộc diện tạm dừng tuyển chọn lao động năm 2019. Đối với những người lao động chuyển hộ khẩu từ các huyện tạm dừng tuyển chọn lao động năm 2019 đến các huyện không tạm dừng tuyển chọn phải có thời gian cư trú tối thiểu tại địa phương chuyển đến là 1 năm tính đến ngày 15/5/2019.

Người lao động đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS về nước đúng hạn hợp đồng (bao gồm người lao động có hộ khẩu thường trú tại các huyện tạm dừng tuyển chọn năm 2019); Người lao động đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS, ở lại cư trú bất hợp pháp nhưng đã tự nguyện về nước trong các khoảng thời gian từ ngày 1/4/2016 đến hết ngày 31/12/2016, từ ngày 10/7/2017 đến hết ngày 31/10/2017 và từ ngày 1/10/2018 đến hết ngày 31/3/2019 (bao gồm người lao động có hộ khẩu thường trú tại các địa phương tạm dừng tuyển chọn năm 2019) cũng được tham dự kỳ thi.

Bộ LĐ-TB&XH quy định, người lao động đăng ký dự thi tiếng Hàn các ngành nghề nêu trên phải có đủ các điều kiện sau: Từ 18 đến 39 tuổi (những người sinh trong khoảng thời gian từ ngày 16/05/1979 đến ngày 15/5/2001); Không có án tích theo quy định của pháp luật; Chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc;

Nếu đã từng cư trú tại Hàn Quốc (bao gồm cư trú hợp pháp và bất hợp pháp) theo visa E9 (lao động EPS) hoặc (và) visa E10 (thuyền viên tàu đánh cá) thì tổng thời gian cư trú phải dưới 05 năm; Không bị cấm xuất cảnh Việt Nam; Không có thân nhân (bố, mẹ, con đẻ; anh, chị, em ruột; vợ hoặc chồng) đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc; Đủ sức khỏe đi làm việc tại nước ngoài theo quy định của Bộ Y tế; Không bị rối loạn sắc giác (mù màu).

Trường hợp người lao động bị đứt, cụt ngón tay hoặc chấn thương, dị tật cột sống vẫn được đăng ký dự thi, tuy nhiên việc xét tuyển sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực. Riêng với người lao động đăng ký thi ngành ngư nghiệp cần có kinh nghiệm đánh bắt hoặc nuôi trồng thủy hải sản trên biển, có sức khoẻ và chịu được sóng nước để làm việc trên tàu biển hoặc đã được đào tạo và cấp chứng chỉ đối với các nghành nghề liên quan đến ngư nghiệp.

Thời gian nhận hồ sơ dự thi từ ngày 15 đến 17/5, phí dự thi là 24 USD (khoảng 560.000 đồng). Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) sẽ thông báo địa điểm nhận hồ sơ.

Trong kỳ thi này, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tuyển chọn 2.600 lao động ngành ngư nghiệp, 1.000 lao động ngành sản xuất chế tạo và 300 lao động ngành xây dựng. Kết quả kỳ thi được công bố trên website Trung tâm Lao động ngoài nước, website Chương trình EPS, website EPS-TOPIK.

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Nơi làm việc ấm áp tình thân

Nơi làm việc ấm áp tình thân

(LĐTĐ) 8 năm qua, Công ty Cổ phần (CP) Lương thực vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho người lao động vay tiền để trang trải cuộc sống, để rồi người lao động nơi đây luôn cảm thấy may mắn khi có thêm một ngôi nhà ấm áp, đó là công ty.
“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các chung cư có dấu hiệu tăng giá bất thường.
Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

(LĐTĐ) Vấn đề hạn chế xe cá nhân tại các đô thị lớn như Hà Nội đã được các ngành chức năng đặt ra từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn chưa đạt được bước tiến nào rõ rệt. Đáng lo ngại hơn, vấn nạn ùn tắc giao thông tại Thủ đô đang có dấu hiệu phức tạp hơn. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, ngoài mở rộng hạ tầng thì giải pháp cốt lõi cho vấn đề này nằm ở việc phát triển giao thông công cộng.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.

Tin khác

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì đủ điều kiện hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

Tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024, ảnh hưởng và kỳ vọng của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, nhiều người lao động đang chờ đợi sự thay đổi tích cực trong thu nhập của mình, với mức lương tối thiểu có thể tăng từ 200.000 đến 280.000 đồng/tháng, tùy theo vùng, kể từ ngày 1/7/2024.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Xem thêm
Phiên bản di động