Chuyện tác nghiệp ở Trường Sa

(LĐTĐ) Reng … reng … reng … tiếng chuông báo thức vang lên, hàng chục phóng viên trên tàu KN-491 vội bật dậy, ôm chiếc laptop leo lên boong tàu để “canh sóng” gửi tin bài về tòa soạn. Lúc đó là 2 giờ sáng, tàu đang neo đậu gần đảo Đá Tây A (thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa).
Nhà giàn DK1 vững vàng nơi trùng khơi
Những pháo đài vững chắc giữa biển khơi
Những chàng trai Hà Nội ở Trường Sa
2059 20191225 105523 1
Phóng viên báo Lao động Thủ đô gặp gỡ trò chuyện với chiến sĩ Hà Nội đang công tác trên đảo Trường Sa Lớn (Ảnh Mai Quý)

“Canh sóng” ở nơi sóng dạt dào

Đối với những phóng viên đã từng đi tác nghiệp ở Trường Sa, có lẽ chuyện “canh sóng” lúc nửa đêm đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ nhất trong suốt chuyến hải trình. Ở giữa trùng khơi, sóng biển dạt dào nhưng sóng điện thoại và mạng Internet lại chập chờn khiến quá trình tác nghiệp và gửi tin bài về tòa soạn trở thành một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Nhưng cũng chính nhờ đó mà sự kiên nhẫn của mỗi phóng viên có dịp được tôi luyện, minh chứng là đã có không ít những tác phẩm báo chí được “thai nghén” ngay trên tàu và gửi về đất liền, đảm bảo tính thời sự và yêu cầu của tòa soạn.

Để “canh sóng” chúng tôi phải đợi tàu neo đậu gần các đảo, bởi khi đó sóng điện thoại mới xuất hiện. Lúc này, không ai bảo ai, mỗi người chọn một góc trên tàu, gọi điện về hỏi thăm gia đình, trao đổi công việc… thành ra bị nghẽn mạng, nên việc kết nối dữ liệu di động để gửi tin bài về tòa soạn gần như là “nhiệm vụ bất khả thi”. Học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, chúng tôi lựa chọn phương án tối ngủ sớm, để đêm thức “canh sóng” gửi tin bài về tòa soạn.

Đến 2 giờ sáng, khi chuông báo thức kêu, những người cần gửi tin bài về tòa soạn lại lẳng lặng ôm laptop lên boong tàu để “canh sóng”. Khi đó, mọi người đã ngủ say, nên sóng điện thoại di động khỏe hơn, nhưng sóng 3G vẫn phập phù, có những hôm thức trắng đêm mà vẫn không bắt được sóng.

Chúng tôi vẫn còn nhớ hình ảnh của nhà báo Dương Hưng (Báo Thái Nguyên) lọ mọ mấy đêm liền để “canh sóng” gửi những bài viết chân thực, xúc động về cuộc sống, con người ở Trường Sa về tòa soạn để kịp in số báo Xuân 2020.

Anh ví von: “Mười mấy năm làm nghề mà chưa khi nào cảm thấy khó khăn như lúc này, gửi bài về tòa soạn mà như đi đánh giặc. Nào là phải giảm dung lượng ảnh tối đa nhưng vẫn đảm bảo khi in không bị vỡ ảnh, nào là lựa chọn hình thức gửi qua Email, Facebook, Zalo… để nhanh tới được người nhận.

Trong khi đó, ở tòa soạn liên tục giục gửi bài về mà đâu có biết ở giữa biển khơi mênh mông việc bắt được sóng điện thoại hay mạng Internet là rất khó khăn. Nhiều lúc nản quá tưởng như bỏ cuộc nhưng khi nghe thấy tiếng báo thức lại bật dậy ôm máy lên boong tàu để “canh sóng”.

Có những đêm ngồi trên boong tàu, từng cơn gió biển thổi đến buốt óc, dù đã thả neo, nhưng tàu vẫn lắc lư, chòng chành theo từng đợt sóng khiến chúng tôi vừa phải ôm máy vừa phải bám chặt vào thành tàu. Có những người may mắn đã mỉm cười ngay lần đầu “canh sóng” vì tìm đúng điểm “sóng rơi”, nhưng cũng có những người dường như may mắn không mỉm cười khi ảnh đã load được đến 90% lại đột nhiên mất sóng và rồi họ lại kiên nhẫn “canh sóng”.

Dù thành hay bại trong việc “canh sóng” nhưng tất cả đều cảm thấy vui và hạnh phúc khi được tác nghiệp, được trải qua những thử thách ở nơi đầu sóng ngọn gió để thấy Trường Sa thật gần, để thấy trân quý hơn nghề báo mà mình đã chọn.

Vượt gian nan tìm niềm hạnh phúc

Với mỗi phóng viên, được ra Trường Sa tác nghiệp là niềm vinh dự, tự hào và là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Nhưng để niềm hạnh phúc đó được trọn vẹn, mỗi người đều phải vượt qua thử thách của biển cả và giới hạn của bản thân. Trong chuyến hải trình từ Quân cảng Cam Ranh ra các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, có những ngày biển động, gió lớn, những con sóng cao chừng 5 – 7 mét đua nhau táp mạnh vào mạn tàu khiến mọi thứ trở nên chao đảo, chòng chành.

Có thể nói, phóng viên báo chí đến với Trường Sa dường như đã trở nên gắn bó hơn với quân và dân trên đảo, hòa cùng với đời sống của họ để thấu hiểu, sẻ chia và truyền tải tâm tư tình cảm của quân, dân Trường Sa đến với bạn đọc cả nước. Mỗi một bài viết, hình ảnh, câu chuyện chân thực nhất về Trường Sa được truyền tải tới đất liền sẽ góp phần tiếp thêm sức mạnh để những cán bộ, chiến sĩ đang công tác ở Trường Sa luôn vững tay súng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Nhiều phóng viên lần đầu đi đảo, chưa quen với sóng gió đã thấm mệt và say sóng. Có những lúc tưởng như cơn say sóng sắp đánh gục, tưởng như có lúc rụng tim vì sợ. Nhưng khi được ngắm nhìn và đặt chân lên những hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc, được chứng kiến sức sống kỳ diệu tại mảnh đất khắc nghiệt nơi đầu sóng ngọn gió thì mọi mệt mỏi đều tan biến.

Để lên được các đảo, đa phần phóng viên phải “tăng bo” bằng xuồng, với nhiều người, đó như một trò chơi “sinh tử”. Dù trên tàu và dưới xuồng đều có các thủy thủ dày dạn kinh nghiệm đón đỡ từng người, nhưng bước được xuống xuồng cũng không phải dễ. Mỗi người phải tận dụng thời khắc ngắn ngủi giữa hai ngọn sóng để xuống thật nhanh, phải đặt chân đúng chỗ để tránh bị kẹp giữa thành xuồng và mạn tàu.

Sóng lớn, xuồng lắc nhồi liên tục, chỉ đi tay không đã thấy mệt và nguy hiểm, huống hồ phóng viên phải mang theo đủ thứ nào là máy ảnh, máy quay, laptop, sổ sách… để phục vụ cho quá trình tác nghiệp. Khi xuống xuồng, các thiết bị tác nghiệp luôn được bọc kín bằng nhiều lớp ni lông bởi chỉ cần dính nước biển là máy rất dễ bị hỏng.

Do hải trình phải trải qua nhiều đảo chìm, đảo nổi nên thời gian mỗi lần tàu vào thăm các đảo thường rất ngắn, với đảo chìm chỉ kéo dài khoảng 2 - 3 tiếng đồng hồ, còn đảo nổi thì nhiều thời gian hơn, thường là 1 ngày 1 đêm, nên phóng viên phải tranh thủ tối đa thời gian, kể cả giờ nghỉ, giờ ăn để tác nghiệp, lấy tư liệu.

Tác nghiệp ở Trường Sa, ngoài việc phát hiện đề tài mới lạ thì làm sao ghi lại được những tấm ảnh, những cảnh quay đầu tiên, những khoảnh khắc sống động, độc đáo cũng là cả một vấn đề lớn. Cường độ làm việc luôn được đẩy lên cao nhất, không có thời gian dành cho nghỉ ngơi vì mỗi phút giây trên đảo đều rất đáng quý, không dễ có lại được.

Ở trên đảo Trường Sa Lớn và đảo Thuyền Chài, chúng tôi may mắn gặp được các cán bộ chiến sĩ là những người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội đang công tác tại đây. Trong niềm vui khôn tả, các anh kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống ở trên đảo, về tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn, đoàn kết cùng nhau vượt qua mọi gian khó, hiểm nguy.

Thiếu úy Nguyễn Việt Phương (quê ở Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) vui mừng nói: “Tôi bắt đầu ra đảo Trường Sa Lớn công tác từ năm 2019, xa gia đình, xa đất liền nên mỗi khi có đoàn công tác từ đất liền ra thăm chúng tôi rất hào hứng đón đợi. Đó chính là động lực để lính đảo chúng tôi vượt qua khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao”.

Tận dụng khoảng thời gian quý báu trên các đảo, chúng tôi được chứng kiến và tham gia vào nhiều hoạt động của cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đây, từ hoạt động văn hóa thể thao, tăng gia sản xuất đến tuần tra canh gác và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Có thể nói, phóng viên báo chí đến với Trường Sa dường như đã trở nên gắn bó hơn với quân và dân trên đảo, hòa cùng với đời sống của họ để thấu hiểu, sẻ chia và truyền tải tâm tư tình cảm của quân, dân Trường Sa đến với bạn đọc cả nước.

Mỗi một bài viết, hình ảnh, câu chuyện chân thực nhất về Trường Sa được truyền tải tới đất liền sẽ góp phần tiếp thêm sức mạnh để những cán bộ, chiến sĩ đang công tác ở Trường Sa luôn vững tay súng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Tin khác

Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Trong lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước; hơn 1010 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Thủ đô đã tạo ra nhiều kỳ tích chói lọi. Thời điểm hiện tại, khi cả nước đang chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Hà Nội tự tin sẽ tạo nên kỳ tích trong kỷ nguyên mới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Lại câu chuyện giá nhà!

Lại câu chuyện giá nhà!

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày này thời tiết lạnh giá, nhìn lịch, chỉ hơn tháng nữa Tết sẽ đến. Lướt web, đọc báo, nghe thiên hạ bàn… giá nhà đất vẫn cứ “nóng ran”.
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

(LĐTĐ) Những vấn đề dân sinh bức xúc từ nhỏ đến lớn; những vấn đề vẫn còn một số điểm nghẽn như dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội… đã được đồng chí lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo rất quyết liệt. Giờ là lúc các cấp, ngành, cơ quan chức năng phải vào cuộc với quyết tâm chính trị cao nhất.
Giải bài toán giải phóng mặt bằng

Giải bài toán giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Nhìn lại các dự án trên địa bàn cả nước thời gian qua kể cả dự án trọng điểm quốc gia, đến dự án thuộc quyền quản lý các tỉnh, thành, địa phương đa số đều chậm tiến độ bởi khâu giải phóng mặt bằng.
Cần góc nhìn đồng cảm!

Cần góc nhìn đồng cảm!

(LĐTĐ) Từ khi xã hội hình thành Nhà nước, đồng nghĩa với việc hình thành bộ máy để quản lý xã hội. Vì vậy, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia đó thế nào, Nhà nước sẽ hình thành bộ máy (hệ thống chính trị) để vận hành một cách hiệu quả nhất.
“Cách mạng” về môi trường

“Cách mạng” về môi trường

(LĐTĐ) Để Hà Nội trở thành Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, thành phố đáng sống, đáng đến, đáng làm việc, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo triển khai tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, ô nhiễm môi trường.
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

(LĐTĐ) Vì sức khỏe thanh, thiếu niên; vì tương lai giống nòi; vì trách nhiệm trước cử tri và đồng bào cả nước, chiều ngày 30/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân

Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân

(LĐTĐ) Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Xem thêm
Phiên bản di động