Chuyện nhỏ mà thời sự

(LĐTĐ) Có tiền và làm ra tiền thì phải thụ hưởng. Đó là lẽ đương nhiên. Nhưng cái quan trọng hơn, những người được gọi là có tiền phải làm thế nào cùng nhau phát động các phong trào thi đua làm giàu nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh!
Câu chuyện sân golf
Chuyện nhỏ mà thời sự
Ảnh minh họa.

Sáng Chủ nhật, ngồi nhâm nhi cà phê, bàn bên cạnh văng vẳng tiếng luận bàn về thời cuộc. Một người đàn ông cất giọng nói: Tôi nói thật với các ông, tôi sống ở nước ngoài đã lâu, là doanh nhân đi khắp thế giới, tiền không thiếu, golf biết chơi nhưng không thích nên không ra sân. Nhưng khi về Việt Nam sinh sống, tôi thấy đánh golf đang trở thành trào lưu. Có tiền thì chơi, chơi golf tốt cho sức khỏe không sao, nhưng có câu chuyện này muốn luận bàn với các ông, đó là giờ vào Facebook, thấy có nơi người ta lập hội nhóm golf dòng họ, rồi tổ chức giải golf họ. Cái này chẳng có gì sai, mỗi chúng ta sinh ra ai chẳng tự hào về tổ quốc mình, gia đình mình và dòng họ mình…

Cái lạ ở chỗ, nói về đam mê thể thao, ở Việt Nam bóng đá là một số một, nhưng từ xưa đến nay, không thấy lập nhóm bóng đá dòng họ, giải bóng đá hay các giải thể thao dòng họ. Thế mà với golf, người ta lại lập nên nhóm golf dòng họ, giải golf dòng họ, vì sao? Người đàn ông ngồi kế bên trả lời, đơn giản thôi mà, golf xuất thân từ nước ngoài và môn thể thao dành cho giới “quý tộc”. Những người đi chơi golf là những người thuộc “đẳng cấp trên”. Còn nay, tuy golf không còn tính “quý tộc” như xưa, nhưng vẫn là môn thể thao của giới thượng lưu, dẫu nó cũng đang gần tiến đến mức phổ thông hóa. Vì vậy, người ta lập nên những nhóm golf dòng họ cũng muốn khẳng định giá trị đẳng cấp của dòng họ mình mà thôi. Đơn giản thế!

Lại nhấp một ly cà phê, người đàn ông tự giới thiệu doanh nhân nói tiếp: Đúng là đơn giản, nhưng nó cũng thể hiện góc độ sâu xa của một dân tộc, đúng hơn suy nghĩ của một lớp người trong một thời đại lịch sử. Tôi và các anh ngồi đây, dù họ Trần, Nguyễn, Lê… thì cũng gắn chung với lịch sử dân tộc, trải qua một thời kỳ dài chống lại sự xâm lăng để giành độc lập cho Tổ quốc. Khát vọng chung của tổ tiên, cha ông chúng ta làm sao đất nước độc lập, tự do và phát triển như các nước; khát vọng chung của mỗi dòng họ là làm sao con cháu học giỏi, có nghề nghiệp, trưởng thành làm rạng danh dòng họ.

Ở các nước phát triển như Mỹ, châu Âu… hiện nay vai trò của các dòng họ rất quan trọng. Họ khuyến khích con em học tập, lao động, sáng tạo để trở thành những công dân có ích, doanh nhân giỏi, tỷ phú giàu có, nhà khoa học tài ba… để góp phần làm cho đất nước họ hùng cường hơn. Họ cũng đi đánh golf để giải trí, dân chuyên nghiệp thì cũng thi các giải nhà nghề, mở rộng, nhưng không thấy thi giải dòng họ… Và vì vậy, tôi cho rằng, quốc gia nào muốn giàu có, đầu tiên phải tạo ra lớp người giàu có, họ là lực lượng tiên phong để thúc đẩy kinh tế đất nước. Tuy nhiên, thay vì cách thể hiện đẳng cấp trong xã hội, giá họ tạo ra các phong trào thi đua trong sản xuất- kinh doanh để tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, đóng thuế cho Nhà nước thì sẽ hay hơn.

“Đất nước chưa giàu, người nghèo vẫn còn rất nhiều và trong số những người giàu có, có người chưa hẳn đã làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt, các vụ án khởi tố thời gian qua là ví dụ. Cho nên, từ góc độ người con sinh ra, lớn lên ở đất mẹ Việt Nam, trưởng thành ở nước phát triển tôi có suy nghĩ vậy”, vị doanh nhân Việt Kiều buông tiếng thở dài, cả mấy ông bạn ngồi cà phê ai nấy đều trầm ngâm.

Tình cờ nghe câu chuyện luận bàn của một số người uống cà phê bàn bên cạnh, dẫu là câu chuyện nhỏ nhưng đã đề cập đến nhiều góc độ lớn ở xã hội đang chuyển đổi hiện nay mà chúng ta phải nghĩ suy!

Lê Nguyễn

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Xem thêm
Phiên bản di động