Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp Việt vươn xa hơn ở thị trường quốc tế
Trong bối cảnh năm 2022 với nhiều khó khăn và biến động, ngành công nghiệp công nghệ số đã khẳng định được vai trò, vị trí và là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam. Doanh thu của ngành ước đạt được 148 tỷ USD, tăng trưởng trên 10% so với năm 2021. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số là trên 70.000. Xuất khẩu của ngành công nghệ số ước đạt khoảng 136 tỷ USD.
![]() |
Khách hàng tham quan, tìm hiểu giải pháp thông minh của các doanh nghiệp được trưng bày tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 4 |
Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục khẳng định được vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo.
Hiện nay, việc mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài đang là định hướng của nhiều doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Các doanh nghiệp đang vươn ra thị trường nước ngoài rất mạnh mẽ cả về quy mô hiện diện và tốc độ tăng trưởng.
Dẫn đầu xu hướng là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Viettel, VNPT, FPT. Các doanh nghiệp lớn có đủ tiềm lực đã đầu tư trực tiếp để phát triển mạnh mẽ tại thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu lựa chọn phương thức triển khai theo dự án cụ thể. Đây là bước tiến khởi đầu tốt để các sản phẩm, giải pháp phần mềm Việt Nam chiếm lĩnh thị trường khu vực và tiến ra thế giới.
Có 1.400 doanh nghiệp Việt Nam đã có sản phẩm Make in Viet Nam đi ra toàn cầu. Cách đây 10 - 15 năm, đa phần doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chỉ thực hiện một số chi tiết, công đoạn theo đặt hàng thì theo thống kê đến nay đã có 50 - 60% doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam thực hiện toàn bộ sản phẩm, xây dựng các phần mềm theo đặt hàng, giải quyết trọn vẹn các bài toán của các khách hàng nước ngoài.
Chia sẻ tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 4 năm 2022, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho rằng cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần tiếp tục bắt kịp những chuyển dịch này để có những khởi tạo mới định hướng cho tương lai.
Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có trách nhiệm và sứ mệnh quốc gia lớn lao. Đó là tận dụng công nghệ số, cuộc cách mạng số để góp phần thực hiện chuyển đổi số quốc gia và đi ra toàn cầu. Lấy chuyển đổi số là phương thức phát triển mới có tính đột phá để đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lấy thị trường trong nước là cái nôi để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trưởng thành và đi ra toàn cầu.
Chia sẻ góc nhìn từ chuyên gia công nghệ nước ngoài, ông Joseph, đại diện Công ty Tel.rec cho biết: Số liệu năm 2018 cho thấy, khoảng 70% các tổ chức có những hoạt động liên quan đến chuyển đổi số, 40% doanh nghiệp có ngân sách dành cho chuyển đổi số. Trên toàn cầu, khoảng 2.000 tỷ USD đã được các công ty chi cho chuyển đổi số trong năm 2019.
Theo ông Joseph, chuyển đổi số là hiện tượng mang tính toàn cầu và là xu hướng không thể đảo ngược. Tổng đầu tư cho chuyển đổi số trên toàn cầu được dự đoán tăng lên 7.000 tỷ USD trong năm 2023. Chuyển đổi số sẽ trở thành xu hướng công nghệ mang đến cơ hội cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội mà Việt Nam không nên bỏ lỡ. Để làm được điều này, các doanh nghiệp Việt phải tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế.
Đồng quan điểm, ông Phạm Lê Minh giám đốc điều hành khối IoT Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang cho biết: “Chuyển đổi số là việc cần thiết và cấp thiết hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi của toàn cầu. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp có thể sinh tồn, phát triển và vươn ra tầm thế giới, đồng thời giúp doanh nghiệp ứng phó tốt hơn với sự thay đổi, dịch chuyển của thị trường, tăng năng suất lao động, giảm chi phí mang lợi lợi nhuận cho doanh nghiệp”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chùm ảnh: Hàng ngàn người nô nức tham gia trẩy hội Đền Và

Hàng nghìn người dâng lễ chùa Ngọc Hoàng vào rằm tháng Giêng

Hoa mận nở rộ, phủ trắng cao nguyên Mộc Châu và vùng núi Vân Hồ

Nồm ẩm kéo dài, thiết bị sấy, hút ẩm đắt hàng

Ngày thơ Việt Nam - Điểm hẹn văn hóa của những người yêu thơ

Hà Nội: Nhếch nhác xung quanh công viên Cầu Giấy sau khi tháo rào sắt

Trình tự thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Tin khác

Nỗ lực cải cách hành chính, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp
Tin mới 03/02/2023 19:37

7 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia đã được cung cấp trên nền tảng VTVgo
Chuyển đổi số 20/01/2023 20:42

Hà Nội nỗ lực cải thiện chỉ số chuyển đổi số
Chuyển đổi số 30/12/2022 20:47

Cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc: Sẵn sàng chia sẻ dữ liệu
Chuyển đổi số 26/12/2022 20:38

Nhiều rào cản khiến người dân chưa “mặn mà” sử dụng dịch vụ công trực tuyến
Tin mới 25/12/2022 16:24

Thủ tướng: Năm 2023 dứt khoát phải xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia
Chuyển đổi số 25/12/2022 16:08

Thúc đẩy đào tạo nhân lực cho nền kinh tế số
Chuyển đổi số 22/12/2022 17:39

Tháo gỡ vướng mắc, thực hiện hiệu quả Đề án 06
Tin mới 11/12/2022 15:02

Hà Nội: Phấn đấu 100% cán bộ, đoàn viên có tài khoản định danh điện tử trong năm 2022
Chuyển đổi số 10/12/2022 21:18

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp Việt vươn xa hơn ở thị trường quốc tế
Chuyển đổi số 09/12/2022 14:55