Chuyện cưới hỏi
![]() | Đường Lâm, còn đó nét xưa |
![]() | Những Hình Ảnh đẹp nhất về Hà Nội xưa - một thời dĩ vãng |
Có lẽ cho đến bây giờ, nhiều thế hệ đã đi qua chiến tranh vẫn còn lưu giữ những kỷ niệm về những đám cưới thời chiến, khi đất nước vẫn chìm trong khói bom, đạn lửa. Khi đó đám cưới của người lính, ngoài gia đình, họ hàng thì phần lớn khách mời là đồng đội. Chú rể mặc quân phục, cô dâu áo vải trắng, quần lụa đen, tay ôm bó hoa lay-ơn. Phông nền trang trí đám cưới có cờ Tổ quốc, băng vải đỏ dán chữ vàng "Tổ quốc trên hết" hay "Vui duyên mới không quên nhiệm vụ"...
![]() |
Đám cưới ngày xưa rất phổ biến cách rước dâu bằng xe đạp, xe máy . |
Vào thập niên 80 - 90, khi chiến tranh đã lùi xa, đất nước mới bắt đầu công cuộc đổi mới, nên đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Khi đó, một đám cưới thời bình được tổ chức trong niềm hân hoan, vui sướng của hai bên gia đình, nhưng vẫn không giấu nổi sự nghèo khó, giản tiện đến tối đa.
Phương tiện đưa đón dâu khi đó phổ biến là xe đạp, sang lắm mới có gia đình rước dâu bằng xe máy. Trang phục cưới của cô dâu phần lớn là áo dài trắng, đầu đội voan, trang điểm theo lối “da trắng, môi đỏ” khá ấn tượng. Mỗi khi có đoàn rước dâu diễu qua, người dân 2 bên đường hoan hỉ đổ ra, như xem hội. Từ sớm, lũ trẻ đã tụ tập ở đầu phố, chỉ chờ đám cưới đi qua là kéo hàng đoàn dài, vừa chạy theo vừa hát những bài đồng dao ngộ nghĩnh, đáng yêu làm không khí càng trở nên rộn rã: "Cô dâu chú rể/ Đội rế lên đầu/ Đi qua đầu cầu/ Đánh rơi cái rế/ Cô dâu ngồi khóc/ Chú rể đứng cười"...
Lễ cưới được tổ chức phổ biến là tiệc trà, bánh, kẹo và liên hoan văn nghệ. Quà mừng cô dâu, chú rể là những vật dụng có ý nghĩa và rất thực tế phục vụ cuộc sống của vợ chồng trẻ (xoong, nồi, bát đĩa)...
Những năm gần đây, kinh tế của đất nước và từng gia đình khá lên, phong tục cưới xin đã tác động mạnh và diễn ra theo hướng đa dạng và phức tạp hơn. Nét đặc trưng phổ biến là cưới xin ngày nay vừa truyền thống, vừa hiện đại. Dần dần, những phong tục tốt đẹp bao đời cũng mai một dần, mọi thứ đều trông cậy vào dịch vụ: Nấu cỗ, dựng rạp, thuê người bưng tráp... khiến đám cưới đã mang màu sắc thương mại hóa.
Nhiều đám cưới, cả bố mẹ hai bên và cô dâu, chú rể chỉ chú trọng làm quy mô lớn, sang trọng, mời nhiều khách đến dự thật đông. Cô dâu, chú rể cũng có thể tuỳ chọn phong cách làm đám cưới cũng như trang phục cưới của mình, được chụp những bộ ảnh cưới theo sở thích, quay camera, chụp hình, cô dâu thay váy áo nhiều lần, tiệc đãi ở khách sạn sang trọng... mới xứng tầm. Từ nhiều năm nay, hình ảnh một đoàn thiên thần mặc váy trắng đưa cô dâu, chú rể vào phòng cưới trong tiếng nhạc rộn rã, nghi lễ rước đồ ăn, biểu diễn nhạc sống, đôi nhảy đẹp… đã trở nên quen thuộc tại các tiệc cưới hiện đại.
Đặc biệt, giới trẻ ngày nay được cập nhật nhiều hơn với công nghệ thông tin cũng như sự phát triển và đổi mới của nước ngoài, nên phần lớn đám cưới được tổ chức theo lối “con cái đặt đâu, cha mẹ theo nấy”. Tâm lý ngày cưới chỉ có một lần trong đời đã khiến nhiều cô dâu, chú rể không tiếc tiền để chi phí cho hôn lễ của mình. Vì thế, không ngạc nhiên khi ngày càng nhiều “đám cưới khủng” với thước đo là dàn siêu xe, nhà hàng, khách sạn nổi tiếng, trang sức nặng ký… Không ít trường hợp, đám cưới trở thành gánh nặng cho người trong cuộc. Nhiều khách mời tham dự tiệc cưới có tư tưởng... “trả nợ”, “ăn miếng, trả miếng”... làm mất đi vẻ đẹp vốn có là chúc phúc cho đôi bạn trẻ.
Song thực tế, không phải cứ tốn tiền vào dịch vụ thì có nghĩa là đảm bảo được rằng đôi bạn trẻ đó sẽ hạnh phúc trăm năm. Nhiều cặp đôi có đám cưới “khủng” vẫn có khi nhanh chóng chia tay nhau sau vài năm chung sống.
Gần đây, khi nếp sống văn minh đã lan tỏa đến từng khu phố, ngõ xóm thì đám cưới hiện đại đang có xu hướng đơn giản hóa, để phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội, theo phương châm trang trọng, tiết kiệm, không gây khó cho mình và cho khách được mời. Mô hình cưới theo nếp sống văn minh được tổ chức, đám cưới không thuốc lá, không thách cưới bằng tiền mặt, lễ vật không cầu kỳ, đám cưới chỉ diễn ra một ngày, không mời tràn lan, không làm quá 40 mâm cỗ… đang được nhiều gia đình thực hiện nghiêm túc, sáng tạo và dần duy trì thành nền nếp đã góp phần khôi phục lại một nét văn hóa đẹp cuả người Hà Nội.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nghệ An: Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Công an phường Hoàng Liệt trao trả hơn 100 triệu đồng thất lạc cho người dân

Đổi mới phong trào “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động qua các hoạt động văn hóa, thể thao

Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu
Tin khác

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone
Thủ đô 28/01/2025 09:17