Đường Lâm, còn đó nét xưa
Ở Đường Lâm, nông dân trồng 2 vụ lúa một năm: Vụ xuân cấy lúa chiêm tháng 2 và tháng 3, còn vụ hè cấy lúa mùa khoảng tháng 6, tháng 7. Trong vụ đông, khoai được trồng rất phổ biến ở vùng này và được coi là đặc sản của vùng. Ngoài ra, người ta còn trồng lạc, rau muống và các loại rau, màu khác. Riêng làng Mía xưa còn nổi tiếng với một đặc sản tiến Vua - là gà Mía.
Làng cổ Đường Lâm có chợ Mía nổi tiếng, họp ngay trước cửa tam quan của chùa Mía. Xưa kia, chợ này người buôn kẻ bán tấp nập với những sản vật phong phú, đa dạng của địa phương. Ngày nay, chợ Mía đã được xây khang trang. Hàng chợ chủ yếu bán cho du khách thập phương những đặc sản như bánh tẻ, kẹo bột, tương nếp, chè lam...
Làm tương là nghề phổ biến ỏ Đường Lâm. |
Người dân Đường Lâm sống trong những ngôi nhà cổ có niên đại từ cuối thế kỷ XVIII. Nhà ở Đường Lâm thường gồm ngôi nhà chính, ở giữa và nhà ngang hai bên. Ngôi nhà chính có 4 cột chính ở giữa và các cột phụ, chia ngôi nhà thành 3 gian. Phần hiên nhìn ra vườn thường mở nhiều cửa. Giữa nhà chính là ban thờ, hai bên là khu sinh hoạt. Bố mẹ thường ở nhà chính, con cái ở nhà ngang. Ngoài ra, nhà ngang còn được sử dụng như kho chứa hay nơi sản xuất.
Ba phía của ngôi nhà là tường gạch đá ong. Một phần các bức tường đá ong này bao ngăn khuôn viên nhà với đường làng và các ngôi nhà bên cạnh. Cổng được quét vôi, có trường hợp lợp mái ngói, cánh cổng bằng gỗ hẹp. Những bức tường đá ong của ngôi nhà, tường bao và cổng chạy dọc hai bên đường làng đã tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn riêng lạ của làng cổ Đường Lâm.
Khuôn viên các ngôi nhà trong làng Đường Lâm có không gian khép kín, được bao bọc bởi các gian nhà và hàng rào. Giữa khuôn viên nhà là vườn. Nhà chính nhìn ra vườn và không mở trực tiếp ra đường. Một bên vườn thường là giếng nước. Khuôn viên nhà thường có hình chữ nhật, cổng mở thẳng trước cửa nhà chính hoặc mở bên ngách.
Trong đó, giếng là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của Đường Lâm. Đường Lâm giờ còn vài giếng, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là giếng Đình ở làng Mông Phụ, có thành hình tròn xây bằng đá ong, rất đẹp và cổ kính. Trước kia, người dân ở đây thường sử dụng giếng chung của cả làng, ngày nay mỗi nhà đều có giếng riêng. Giếng được đào ở đất đá ong, nên mạch nước rất trong và mát. Nước giếng được dùng để giặt giũ, tắm rửa và nấu ăn. Gần đây, một số nhà sử dụng các thiết bị phụ trợ hiện đại như máy bơm, vòi sen, thiết bị vệ sinh... khiến cảnh quan truyền thống có sự thay đổi, đòi hỏi phải quy hoạch sao cho phù hợp với mục đích bảo tồn.
Trước kia, việc nấu nướng được tiến hành ở nhà phụ, sau đó thức ăn được bưng lên nhà chính. Ngày nay, một số nhà đã dùng bếp gas, bếp từ và chuyển bếp lên nhà chính để tiện cho sinh hoạt. Mặc dù dụng cụ nấu bếp đã có thay đổi, nhưng bếp củi vẫn được dùng phổ biến trong sinh hoạt, nhất là phục vụ cho việc nấu rượu, làm tương.
Các dụng cụ truyền thống ở Đường Lâm thường gồm bàn thờ tổ tiên, hoành phi, phản, rương để đồ. Những hình chạm khắc trên bàn thờ, phản thường được trang trí các màu đen đỏ, hay khảm trai, xà cừ, thếp vàng. Phản được làm rất chắc chắn, gồm một tấm ván phẳng và bộ chân có chạm khắc. Các bức hoành phi, rương để đồ tuy còn không nhiều, nhưng đều được giữ gìn cẩn thận.
Bàn thờ tổ tiên có nhiều kiểu, nhưng đều được làm theo phong cách truyền thống. Trong khi đó, bộ phản đang được thay bằng các bộ sô-pha hay các kiểu giường hiện đại, tủ, giá để đồ cũng được thay thế như vậy. Bát đũa bằng gốm sứ, chày, cối đá, tiền cổ hay đồ dùng bằng đồng gần đây được người dân ý thức giữ gìn.
Làng cổ Đường Lâm có giá trị văn hóa mang đặc trưng của nền văn hóa phương Đông với cội nguồn là văn hóa lúa nước. Nét sinh hoạt truyền thống trong không gian tổng thể cho thấy phương thức sống tự cấp, tự túc kết hợp với sản xuất nhỏ của người dân từ ngàn đời và không mấy thay đổi qua thời gian.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57