Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo:

“Chụp về Hà Nội là hơi thở của tôi”

Mới đây, nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo, tác giả cuốn sách ảnh đồ sộ “Hà Nội dấu yêu” đã vinh dự nhận được giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội lần thứ 10 với cuốn sách ảnh đồ sộ “Hà Nội dấu yêu”. Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo về cuốn sách ảnh này.
chup ve ha noi la hoi tho cua toi Nhiếp ảnh gia người Đức Sven Marquardt triển lãm ảnh ở Hà Nội
chup ve ha noi la hoi tho cua toi Bộ sưu tập ảnh "Di sản vô giá" về các dân tộc Việt Nam
chup ve ha noi la hoi tho cua toi Triển lãm về di sản Phật giáo trên thế giới
chup ve ha noi la hoi tho cua toi “Hà Nội của tôi” - phim của cựu Đại sứ Pháp sẽ phát sóng trên VTV
chup ve ha noi la hoi tho cua toi
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo

- PV: Thưa ông, cảm xúc của ông thế nào khi nhận được giải thưởng cao quý này?

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo: Được nhận giải Bùi Xuân Phái là một điều bất ngờ và đột ngột cho tôi. Bởi Giải thưởng mang tính nhân văn đa chiều về văn hóa. Quy mô không quá rầm rộ và nhờ đó cái “tinh”, tức là chiều sâu của giải luôn được giữ gìn. Tôi cũng thấy rất mừng khi quyển sách của tôi vốn được thực hiện trong một tâm thế rất cá nhân, nhưng cái cá nhân ấy của tôi lại vô tình cùng “tần số” với công chúng, từ đó nhận được nhiều sự quan tâm và lọt vào mắt xanh của hội đồng giám khảo. Và giải thưởng Bùi Xuân Phái chính là sự khích lệ, bồi đắp thêm trong tôi về tình yêu Hà Nội. Và cũng là lời nhắc nhở để tôi có ý thức hơn đối với các tác phẩm của mình.

- Ông có thể chia sẻ đôi điều về cuốn sách ảnh “Hà Nội dấu yêu” không?

“Hà Nội dấu yêu” gồm gần 200 bức ảnh với 10 câu chuyện biết nói về Hà Nội giai đoạn từ 1978 đến 2015, với tính chân thực cao, không dàn dựng, không hư cấu…. Đây được coi như một tuyển tập truyện ngắn bằng hình ảnh, rất bình dị với những thứ như: Giấc ngủ trưa ở Hà Nội như thế nào cũng thành một câu chuyện; những con ma nơ canh trên những tuyến phố trông sẽ ra sao dưới góc nhìn của tôi; hay là một “Hà Lội” sẽ như thế nào, hay nhà cổ - bỏ thì thương, vương thì tội… với đủ chuyện vui, chuyện buồn, chuyện khôi hài…Tất cả những biến động, những sự vật đó qua nhiều năm hoạt động và tìm tòi tôi đã cho ra đời được “Hà Nội dấu yêu”.

Ảnh tôi chụp cũng là những mảnh tình nhỏ bé như vậy chứ không phải cái gì to tát hay đồ sộ cả. Tôi yêu Hà Nội đến mức có nhiều lúc phẫn nộ, bất bình, buồn chán với những hành vi ứng xử không đẹp đối với Hà Nội. Hà Nội là máu thịt, là tế bào tinh thần của tôi. Nói yêu Hà Nội có thể hơi quá, dùng từ chân thành với Hà Nội thì đúng hơn. Hà Nội khi xa thì lại thấy nhớ, nhớ những chuyện rất vu vơ, ăn vào mạch máu như những lần phóng xe dọc sông Đuống hay ngồi quán nước trong mưa. Vu vơ như thế nhưng đó lại chính là Hà Nội.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một phần trong kho ảnh tư liệu về Hà Nội của tôi thôi. Tôi sẽ tiếp tục chụp ảnh Hà Nội. Nhiếp ảnh về Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung là “hơi thở” đối với tôi, không thể sống thiếu được. Đó không phải công việc mà là một nhu cầu sống, giống như đói thì ăn, buồn thì ngủ. Dù đi làm hay đi chơi, tôi luôn mang theo máy ảnh bên mình. Tôi chụp không cần có chủ đề gì cả, miễn là nó ghi dấu cảm xúc của tôi về Hà Nội. Khi về nhà mình biên tập thì mới biết rằng, à cái này nằm trong chủ đề nào, cái kia giai đoạn nào cho vào đâu. Nhưng thực ra tất cả đó chỉ là cái cớ thôi, chứ thực ra tôi muốn nói lên cảm xúc của mình đằng sau mỗi bức ảnh, vì mỗi một bức ảnh đều chứa đựng cá nhân tôi trong đó, may mắn thay nó đã chạm đến phần nào sự rung động của cộng luận, và rồi tạo được tiếng vang cũng như giành được giải thưởng như các bạn đã biết.

chup ve ha noi la hoi tho cua toi
Cảnh lụt ở phố Nguyễn Du năm 1980. Ảnh Nguyễn Hữu Bảo

- Ông có thể chia sẻ cơ duyên khiến mình cho ra đời tác phẩm này?

Thực ra cũng rất tình cờ, tình cờ vì sự ra đời của sách cũng làm chính tôi phải bất ngờ. Khi nhà sách Phương Nam được tin là tôi có một kho tàng về Hà Nội trong mấy chục năm nay, họ đã đến gặp tôi đặt vấn đề hợp tác để cho ra đời cuốn sách này, tôi sẽ cung cấp tác phẩm còn họ cung cấp các phương tiện hạ tầng, tôi là tác giả. Cuốn sách nói về Hà Nội gồm gần 200 bức ảnh đen trắng và tư liệu từ 37 năm về trước, nó rất quý đối với cá nhân tôi. Vì vậy tôi muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc chân thực đó và chia sẻ thêm với nhiều người, chứ không đơn giản chỉ là cho ra mắt sách ảnh một cách thông thường.

- Hiện nay, nhiều nhiếp ảnh gia bán tranh hoặc xuất bản sách với thu nhập rất khá. Khi làm cuốn sách này, ông có tính đến chuyện lợi nhuận?

Không hề. Cá nhân tôi chưa từng nghĩ tới chuyện lợi nhuận hay nhờ nó mà có thể kiếm được một giải thưởng bao giờ cả. Những bức ảnh, đó là những mảnh rất riêng tư của tôi về Hà Nội, một thứ cảm xúc khó diễn tả sau bao nhiêu năm vẫn vậy. Chính vì tình yêu đối với Hà Nội quá lớn nên tôi quyết định lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời đó qua ảnh. Nhưng cũng may mắn rằng những “mảnh tình” của mình về Hà Nội cũng cùng có một nhịp đập, tiếng rung với rất nhiều các trái tim khác của bạn đọc, chứ tôi không làm để phục vụ cho công tác đặt hàng nào cả. Có nhiều bức ảnh, lúc đó chỉ đơn giản là một bức ảnh bình thường miêu tả những thứ rất bình thường của Hà Nội, nhưng sau một thời gian dài nó lại trở thành một tư liệu đáng để lưu giữ, một tư liệu mà đã có người tưởng rằng của Pháp chụp. Nó có rất nhiều cảm xúc xảy ra trong cuốn sách đó, cái đó là một điều tôi rất vui chứ không có gì cả, bởi vì có chất lượng, có đẹp thì mới mang lại sức hút đến như vậy.

- Cảm ơn ông đã chia sẻ!

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Chú trọng các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động quận Bắc Từ Liêm

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiếp tục được các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm quan tâm và triển khai có hiệu quả.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Dấu ấn Công đoàn trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Mầm non Mỹ Đình 1 là một trong những đơn vị tiêu biểu của quận Nam Từ Liêm trong việc triển khai hiệu quả phong trào "Dân vận khéo" gắn với nâng cao chất lượng dạy và học. Với mô hình "Giờ học hạnh phúc - Lớp học yêu thương", nhà trường đã tạo dựng môi trường giáo dục lý tưởng, nơi mỗi trẻ đều được phát triển toàn diện và hạnh phúc.
Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây thông tin, thời gian qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng đã huy động mọi nguồn lực của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn.
Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học góp phần hình thành những suy nghĩ, tình cảm và niềm tin tốt đẹp trong tâm thức của học sinh.

Tin khác

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Họa sĩ Lê Thu Huyền: Người thổi hồn nhân văn vào trong từng nét cọ

Sinh ra nơi mảnh đất Sơn Tây (Hà Nội), họa sĩ Lê Thu Huyền lớn lên cùng kỷ luật thép của con nhà lính. Gai góc, mạnh mẽ trong cá tính, thế nên chị cũng chọn cho mình con đường nghệ thuật đầy thăng trầm và cảm xúc. Chị dành cả tuổi trẻ để dấn thân vào hội họa, không chỉ để sáng tác mà còn để góp phần chữa lành, kết nối và lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với mọi tầng lớp - từ trẻ nhỏ miền núi xa xôi đến những nhà sưu tầm quốc tế yêu nét tinh tế của mỹ thuật Việt Nam.
"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng

"Hẹn ước Bắc - Nam" - Chương trình chính luận nghệ thuật có quy mô hoành tráng

Chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc - Nam” được tổ chức vào 20h10 ngày 22/4/2025 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, tiếp sóng trên các kênh truyền hình Trung ương, địa phương và phát trực tuyến trên các nền tảng truyền thông internet.
Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc

Lễ hội Làng Sen năm 2025 có nhiều hoạt động đặc sắc

Chiều 9/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp báo công bố chương trình Lễ hội Làng Sen 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc, gắn với khánh thành Tượng đài “Bác Hồ về thăm quê” và quảng bá tour du lịch “Về quê Bác”.
Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Ngày 9/4, tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, đã diễn ra chương trình giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của Thủ đô. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa; trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ phát huy được lợi thế, có thêm nhiều thuận lợi để Hà Nội phát triển các sản phẩm làng nghề. Hoạt động du lịch trên địa bàn được tổ chức bài bản hơn vừa góp phần quảng bá hình ảnh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế.
Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Quảng bá du lịch địa phương thông qua lễ hội truyền thống

Cứ 5 năm một lần, vào dịp 9-11/3 Âm lịch, những người con làng Đăm (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm) lại nô nức trở về quê hương để tham dự Lễ hội bơi Đăm truyền thống. Lễ hội được tổ chức công phu, kỹ lưỡng không chỉ thu hút người dân trong và ngoài quận mà còn là điểm đến ưa thích của du khách thập phương.
Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Bãi giữa sông Hồng: Tiềm năng vàng cho trung tâm công nghiệp văn hóa Hà Nội

Vừa qua, dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lấy ý kiến. Một tầm nhìn mới đang dần hình thành khi biến khu vực bãi giữa sông Hồng thành không gian công viên văn hóa sáng tạo, hướng tới một trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản qua lễ hội chùa Phúc Sơn

Gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển cách đây hơn 5 thế kỷ, lễ hội chùa Phúc Sơn là ngày hội truyền thống của người dân xã Hải Trung (huyện Hải Hậu, Nam Định). Đây là ngày hội văn hóa gắn liền với Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian bản địa và tưởng nhớ tứ tổ đã khai sáng vùng đất Quần Anh xưa (nay thuộc địa phận huyện Hải Hậu).
Nắng đầu mùa

Nắng đầu mùa

Sớm cuối tuần, tôi tự cho phép mình ngủ thêm một chút. Khi tỉnh giấc, giọt nắng đầu mùa tinh nghịch lọt qua khe rèm, soi lấp lánh trên chiếc gương trang điểm. Tôi bước ra, mở cửa ban-công nhìn xuống phố. Ô kìa, nắng đầu mùa đang chan hòa trên vạn vật.
Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Khu phát triển thương mại và văn hóa: Cầu nối giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế

Thực hiện quy định tại Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch.
Xem thêm
Phiên bản di động