Chương trình giảm tải, học sinh vẫn quá tải vì... học thêm
Mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là phát huy phẩm chất năng lực học sinh, giảm tải nội dung kiến thức so với chương trình cũ. Tuy nhiên, cách đánh giá vẫn gây áp lực cho học sinh về mặt thành tích và điểm số.
Phụ huynh muốn con... học nhiều
Mong muốn con đậu vào trường chuyên hoặc trường đứng đầu Thành phố, chị Huỳnh Thị Lan (quận Phú Nhuận, TP.HCM) xin nghỉ việc không lương để tập trung đưa đón con trai đang học lớp 9.
“Học trên trường chỉ đủ chứ chưa thể giỏi nên sau giờ học chính khóa, tôi cho cháu đến nhà giáo viên học thêm các môn cần thiết. Ngoài ra, tôi đầu tư thêm cho cháu giải đề ở các trung tâm. Nếu cần thiết tôi sẽ mua thêm các khóa học online để cháu hoàn thành kỳ thi một cách xuất sắc nhất”, chị Lan chia sẻ.
Để đáp ứng kỳ vọng của phụ huynh mà nhiều học sinh rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi vì quá tải với việc học. (Ảnh minh họa: Lâm Ngọc) |
Mặc dù biết con đang học quá nhiều nhưng sợ con không theo kịp kiến thức, không bằng bạn bè nên phụ huynh bất chấp đăng ký liên tục các lớp học thêm cho con mà không quan tâm đến nhu cầu của các em.
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh lấy lý do công việc bận rộn, thường xuyên về trễ, không thể đón con đúng giờ, việc gửi con học thêm theo cô giáo trên lớp là vì “thuận tiện thì gửi”.
Anh Trần Anh Khoa (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) có con năm nay cũng thi chuyển cấp cho biết, mặc dù thấy con học nhiều thì xót, nhưng do tính chất công việc, không thể đón con đúng giờ nên kết hợp gửi con ở lớp học thêm cho tiện.
“Tôi thấy như vậy cũng hợp lý, con vừa được bổ sung kiến thức, ôn tập, rèn luyện trong thời gian chờ đón. Học, học nữa, học mãi nên học càng nhiều càng tốt”, anh Khoa khẳng định.
Trong những năm gần đây, việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường nảy sinh nhiều vấn đề nhức nhối, thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội trên khắp các tỉnh, thành. Tại TP.HCM, không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh được chở từ trường đến nơi học thêm, trên người còn mặc bộ đồng phục, ăn vội ổ bánh mì hay gói xôi để kịp giờ học thêm.
Việc đặt kỳ vọng quá nhiều ở con cái tạo nên áp lực vô hình ở các em mà bố mẹ không nhận ra.
Em Trịnh Minh Hoàng (học sinh lớp 8, quận Tân Bình) cho biết, do ba mẹ sợ sức học Hoàng yếu, không theo kịp bạn bè, nên cho Hoàng học thêm từ đầu năm lớp 8.
Học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. (Ảnh minh họa: Lâm Ngọc) |
“Đôi khi em cũng mệt mỏi, nhưng thương bố mẹ làm việc vất vả để nuôi em, em không nghe lời thì bố mẹ buồn nên dù mệt em vẫn cố gắng học tốt trên trường và tham gia đầy đủ các lớp học thêm mà bố mẹ mong muốn”, em Hoàng chia sẻ.
Sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng
Ở trường áp lực điểm số, về nhà áp lực học thêm làm học sinh bị quá tải trong việc học tập. Để các em có thể tiến bộ, thay vì bắt ép, nhà trường và phụ huynh nên giáo dục kỹ năng tự học ngay từ nhỏ. Việc hình thành kỹ năng từ nhỏ sẽ tạo tâm lý thoải mái, giúp trẻ phát huy hết năng lực.
Thạc sĩ Lê Minh Huân, giảng viên Tâm lý học, cho biết: “Về cơ bản, không thể phủ nhận tính hiệu quả của việc học thêm. Học thêm giúp học sinh được cung cấp thêm kiến thức, củng cố bài học, rèn luyện thêm các kỹ năng học tập đối với môn học cụ thể. Tuy nhiên, nếu học quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của các em”.
Thực tế, khi các em được học tập, vui chơi hợp lý sẽ giúp phát triển trí thông minh đa dạng, đời sống phong phú và hạnh phúc hơn. Ngược lại, nếu chỉ tập trung học tập, không có thời gian hòa mình trong các mối quan hệ ngoài trường lớp, không tiếp xúc với các hoạt động ngoài trời sẽ làm các em trở nên “kém thông minh đa dạng” hơn những bạn đồng trang lứa khác.
“Việc yếu hoặc thiếu phát triển các loại trí thông minh khác, khiến học sinh dễ áp lực, đánh giá thấp về bản thân, nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần cao hơn’’, thạc sĩ Huân cho hay.
Thạc sĩ Lê Minh Huân trong buổi trải nghiệm cùng các em nhỏ. (Ảnh: NVCC) |
Áp lực giúp mỗi người có động lực để phát triển nhưng nếu áp lực quá sức chịu đựng, không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và chỉ để đáp ứng, nuôi dưỡng sự kỳ vọng của người lớn là điều cần phải cân nhắc và xem xét.
Theo thạc sĩ Huân, một đứa trẻ dành quá nhiều thời gian cho việc học chữ sẽ tỷ lệ thuận với sự khó khăn trong các kỹ năng xã hội. Điều đó có nghĩa là trẻ được dạy chữ nhiều hơn rèn người thì quá trình hình thành, phát triển nhân cách có thể trở nên lệch chuẩn.
Ngoài ra, về cơ bản thiết kế chương trình học tập tại trường đã đủ để rèn luyện năng lực học tập của học sinh, về nhà chỉ cần dành một khoảng thời gian để xem và ôn tập thật khoa học sẽ vẫn đảm bảo kết quả học tập.
“Học thêm chỉ nên thực hiện khi học sinh có hứng thú phát triển thêm tri thức, kỹ năng và năng khiếu bản thân; hoặc phụ huynh phải giải thích, phân tích hợp lý và có sự đồng thuận giữa phụ huynh và các em”, thạc sĩ Huân nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề quá tải trong việc học thêm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, bác sĩ Hoàng Thị Phượng, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 (tỉnh Đồng Nai) cho rằng, việc phụ huynh đặt quá nhiều kỳ vọng vượt ngoài sức của các em giống như những chiếc ba lô quá sức mà các em không thể đeo, chỉ có thể kéo trong quá suốt quá trình học. Việc ép các em học quá nhiều so với mong muốn và sức lực làm ảnh hưởng đến tâm lý, gây căng thẳng tinh thần, hại trí não, rối loạn giấc ngủ, dễ mắc các bệnh tâm căn, stress... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02